- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Trục trặc ở dây rốn và nhau thai
Tràng hoa quấn cổ và nhau tiền đạo là 2 tình trạng khá thường gặp khi chuyển dạ.
Tìm hiểu tràng hoa quấn cổ
Tràng hoa quấn cổ (còn gọi là dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
Nguyên nhân: Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian chật hẹp là tử cung của mẹ.
Cách phát hiện: Siêu âm giúp phát hiện tràng hoa quấn cổ thường vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Thai máy bất thường có thể là dấu hiệu tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Nguy cơ: Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn có thể khiến thai nhi bị treo lên cao, khó lọt qua cổ tử cung để đi ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm phát hiện tràng hoa quấn cổ, người mẹ cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Nguy cơ với thai: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
Nguy cơ với bé sau khi chào đời: Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy.
Do đó, nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.
Tràng hoa quấn cổ có thể tự trở lại bình thường: Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường.
Thai nhi có thể bị quấn thêm nhiều vòng: Với trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn một vòng, không nguy hiểm đến bé thì người mẹ vẫn có thể sinh thường. Dù vậy, sản phụ vẫn cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận đề phòng các nguy cơ cho bé.
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.
Tìm hiểu nhau tiền đạo
Bình thường, bánh nhau bám ở vùng đáy hoặc thân tử cung. Trong trường hợp bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung (che một phần hay che kín cổ tử cung) thì gọi là nhau tiền đạo.
Các dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi (có thể nhiều hoặc ít), đông cục lại (không kèm theo đau bụng).
Ra huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần. Lần sau thường ra nhiều hơn lần trước.
Nếu thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, quan hệ vợ chồng… thì dễ bị ra huyết hơn.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính xác của nhau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy thấy thường gặp nhau tiền đạo ở những người mẹ:
- Sinh nhiều lần.
- Nạo thai, sảy thai nhiều lần.
- Viêm nhiễm tử cung trước đó.
- Có nhau tiền đạo lần mang thai trước.
Lưu ý: Những người có thai lần đầu vẫn có thể bị nhau tiền đạo.
Những ảnh hưởng của nhau tiền đạo với mẹ và thai
Ảnh hưởng trên mẹ: Ra huyết âm đạo gây thiếu máu cho mẹ. Nếu ra huyết nhiều, mẹ còn có thể tử vong.
Ảnh hưởng trên thai: Do mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi dễ suy dinh dưỡng, suy thai.
- Khi mẹ bị ra huyết nhiều, để cứu mẹ nên bác sĩ phải mổ lấy thai sớm (không kể đến thai đủ tháng hay chưa) nên khả năng thai non tháng rất cao. Bé dễ bị suy hô hấp vì non tháng; thậm chí bé còn có thể tử vong.
- Vì bánh nhau nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến ngôi bất thường (ngôi mông hay ngôi ngang…).
Phát hiện nhau tiền đạo trước sinh: Để phát hiện nhau tiền đạo, hiện nay phương pháp an toàn và được dùng nhiều nhất tại Việt Nam là siêu âm sớm (từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ).
Qua siêu âm, bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung: ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau tử cung; nhau bám thấp; nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.
Cách xử trí khi đuợc chẩn đoán nhau tiền đạo: Nếu người mẹ thấy ra huyết âm đạo thì mẹ cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị. Tùy mức độ ra huyết và sự trưởng thành của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.
Nếu được dưỡng thai thêm: Thai phụ cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng.
Nếu không ra huyết âm đạo và thai nhi còn non tháng: Thai phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại; tránh đi chơi xa, không làm việc nặng, kiêng giao hợp.
Nếu không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần: Thai phụ cần nhập viện sản khoa.
Không phải mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp nhau tiền đạo
Chỉ cần mổ lấy thai cho những trường hợp:
- Nhau tiền đạo gây ra huyết nhiều bất kể tuổi thai.
- Nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành (có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung).
- Nhau tiền đạo bán trung tâm.
- Trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sinh thường nếu không kèm một bất thường nào khác.
- Trường hợp ở tuần 27 của thai kỳ là nhau tiền đạo trung tâm nhưng đến khi thai đủ trưởng thành nhau lại chỉ bám thấp vẫn có thể sinh thường. Do đó, bác sĩ sẽ cho thai phụ siêu âm kiểm tra lại vị trí bánh nhau trước khi quyết định cách sinh.
Phòng tránh: Người mẹ không nên sinh đẻ nhiều.
Người mẹ không nên nạo phá thai nhiều lần.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Điều cần biết về tiền sản giật và sản giật (15:20:00 13/11/2013)
- Giai đoạn 3 của chuyển dạ (14:11:00 06/11/2013)
- Giai đoạn 2 của chuyển dạ (14:09:00 06/11/2013)
- Giai đoạn đầu của chuyển dạ (14:03:00 06/11/2013)
- Tự tính xem thai có quá ngày (13:52:00 05/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |