- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Khả năng ghi nhớ của bé
Chỉ 1 tuần tuổi, bé nhà mẹ có thể nhớ được một phần thói quen hàng ngày của mình. Ví dụ, mẹ có nhận thấy bé trở nên rất vui mừng khi mẹ chuẩn bị cho bé ti. Chân và cánh tay bé vẫy liên tục khi bé nhớ ra rằng đã quá cữ bú buổi trưa.
3 tháng, bé có thể nhớ được vài điều cụ thể mà bé từng thực hiện. Một cái lục lạc cầm trên tay gợi nhớ tới trò chơi rung lục lạc và ngay lập tức, bé sẽ biết phải làm thế nào với nó. Hoặc bé bắt đầu bộc lộ cảm xúc khi bị rơi một món đồ chơi đang cầm trên tay. Đó là do trí nhớ của bé đã phát triển đủ để bé nhớ sự tồn tại của đồ chơi ngay cả khi nó vừa biến mất.
Đến 12 tháng, bé sẽ lặp lại những việc bé từng làm trước đó, như vẫy tay tạm biệt khi thấy mẹ rời phòng.
Cách bé ghi nhớ
Những điều được bé ghi nhớ tự động liên kết bởi các giác quan của bé, những gì bé trải nghiệm thông qua nghe, nếm, ngửi và cảm nhận. Ngoài ra, bé còn có “bộ nhớ cảm xúc”, lưu trữ các cảm xúc rất mạnh mẽ và có ý nghĩa với bé.
Tất nhiên, mẹ có thể lo lắng là bé sẽ ghi nhớ cả những khoảnh khắc xấu hay tốt như thời gian mẹ bị mất bình tĩnh trước mặt con hay buột miệng thốt ra vài từ xấu. Rất có thể là bé sẽ nhanh chóng quên ngay những “sự cố” này vì còn mải mê chơi đùa cùng mẹ.
Có rất nhiều cách để mẹ giúp bé ghi nhớ năm đầu đời đầy hạnh phúc của bé. Cái nhìn trìu mến của mẹ cho bé biết mẹ yêu bé đến nhường nào. Bé thích được mẹ chú ý và hạnh phúc khi được mẹ giành nhiều thời gian cho bé. Chăm sóc, ôm hôn con là cách đơn giản để thể hiện tình yêu của cha mẹ...
Cách để tăng cường trí nhớ cho bé nhũ nhi
- Nhìn vào mắt con khi mẹ hát cho bé nghe một bài hát. Cách này giúp bé có khả năng ghi nhớ bài hát lâu hơn.
- Các hoạt động sôi nổi thu hút sự tập trung của bé ở cường độ cao, kích thích kỹ năng ghi nhớ.
- Để bé vận dụng các giác quan khác nhau bằng cách dùng một đồ chơi vừa tạo âm thanh, vừa tạo đèn.
- 6 tháng, bé thực sự thích trò chơi “ú òa”. Bộ nhớ của bé lúc này đã đủ tốt để có thể nhớ khuôn mặt mẹ vẫn còn đó, ngay cả khi nó tạm biến mất đằng sau chiếc khăn hay bàn tay mẹ. Thêm niềm vui khi mẹ giấu mặt sau hai bàn tay, hỏi: “Mẹ đâu rồi?”.
Các hoạt động khác giúp rèn luyện trí nhớ cho bé tuổi mẫu giáo
1. Nhớ chuỗi các chữ viết: Trước tiên, mẹ đưa cho bé một chữ cái trong danh sách (thường là 3-5 từ) các từ theo một chủ đề mà mẹ đã chọn. Nhiệm vụ của bé là đặt câu có những chữ cái đó. Lấy ví dụ, nếu mẹ nói: trời mưa – cái ô – bông hoa. Tiếp đến, mẹ gợi ý để bé đặt câu tự do với 3 cụm từ mẹ vừa đưa ra.
2. Làm quen với dãy số: Tùy từng độ tuổi, bé có thể nhớ được dãy số gồm 3-7 chữ số liên tiếp. Để giúp bé dễ nhớ hơn, nên có khoảng dừng giữa các con số thay vì mẹ đọc một lượt toàn bộ dãy số. Ví dụ: với dãy số 120899, mẹ có thể tách từng hai cặp số một khi đọc là 12 08 99. Để cho bé làm quen với các dãy số, nên bắt đầu cho bé học thuộc số điện thoại của gia đình, ngày tháng năm sinh của bé, địa chỉ nhà…
3. Thơ và bài hát: Các bé có xu hướng dễ nhớ câu từ hơn nếu chúng đi kèm với vần điệu hoặc giai điệu. Vì thế, mẹ có thể dạy bé học thuộc lòng những bài thơ ngắn hoặc những bài ca đơn giản. Cách này vừa giúp bé giải trí vừa kích thích vùng não ghi nhớ ở bé.
4. Phương pháp liên tưởng: Cách này giúp bé ghi nhớ tốt lại có tư duy hiệu quả do danh sách câu trả lời (với mỗi câu hỏi của mẹ) được kéo dài ra. Hỏi chuyện bé về những đồ vật, hiện tượng bé nhìn thấy hàng ngày, trên đoạn đường từ nhà đến lớp, chẳng hạn. Sau đó, mẹ gợi ý để bé tìm câu trả lời, giải thích hiện tượng bằng sự tư duy của bé.
Lấy ví dụ, bé kể về chiếc đèn đỏ bên đường, mẹ sẽ hỏi: “Vì sao đèn lại sáng được?” rồi hướng bé đến sự liên tưởng những bóng điện trong nhà. Cuối cùng, bé có thể tìm thấy câu trả lời: “Đèn sáng nhờ có điện”. Ví dụ khác, nếu bé kể chuyện: “Mẹ ơi, lá cây đang rơi”, mẹ có thể thắc mắc: “Vì sao lá cây lại rơi được?” và gợi ý để bé hình dung, câu trả lời có thể là: “Do gió mạnh quá nên thổi lá cây rơi”.
Phương Thảo
- Nụ cười ở bé (10:12:00 02/12/2013)
- Cảm lạnh ở bé (09:44:00 02/12/2013)
- Mẹo dỗ con quấy khóc (09:29:00 02/12/2013)
- Để bé khỏe mạnh mùa đông (15:30:00 01/12/2013)
- 3 bệnh dễ gặp mùa đông ở bé (15:19:00 01/12/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |