- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 5 tháng tuổi
Càng ngày bé càng thể hiện bản thân tốt hơn. Bé cũng dần bộc lộ tình cảm với mẹ bằng cách ôm mẹ, giơ tay đòi bế và thậm chí, bé còn cười đùa cùng mẹ.
Mẹ cũng có thể thấy bé chăm chú nhìn mẹ khi mẹ nói. Bé sẽ sớm nhận ra tên của bé nếu được mẹ gọi.
Khi bé có thể ngồi một mình
Giai đoạn này, sự phát triển thể chất ở bé cực nhanh và “dữ dội”. Nếu mẹ đặt con trong lòng mẹ hoặc trên sàn nhà, bé có thể ngồi một lúc mà không cần mẹ giữ. Để giúp bé học ngồi, mẹ nên choãi chân sang hai bên, đặt bé vào giữa; đồng thời, cũng nên đặt cho hai chân bé thành hình chữ V khi ngồi vì nó giúp giữ thăng bằng và giảm nguy cơ bé bị ngã. Khi bé đã ngồi yên, đặt một món đồ chơi ở phía trước mặt để bé vui chơi. Hãy chắc chắn là mẹ cho bé ngồi trên đệm hoặc chăn dày để lỡ nếu bé có sấp mặt xuống thì bé cũng không bị đau. Nhiều người mẹ thích cuộn vỏ chăn xung quanh chỗ bé ngồi, giống như một bức tường rào, phòng bé bị ngã sấp hay ngã ngửa.
Mẹ có thể khuyến khích bé chơi bằng cách đặt bé nằm sấp, nâng đầu và ngực để thấy món đồ chơi giúp bé tăng cường cơ bắp cổ, hoàn thiện kiểm soát đầu. Hoặc mẹ giúp chân bé chắc, khỏe bằng cách đặt bé đứng trên đùi mẹ để bé nhún lên – nhún xuống.
Bé liên tục lặp lại những âm thanh tương tự
Bé phát triển ngôn ngữ bằng cách tạo thêm nhiều âm thanh mới. Đồng thời, lặp lại những âm thanh mà bé đã quen thuộc.
Thị giác của bé
Bé bắt đầu nhìn được ngay cả những đối tượng nhỏ, chẳng hạn một hòn sỏi trên mặt đất. Bé cũng có thể nhìn theo một cái gì đó chuyển động như một cánh bướm chập chờn bên vườn hoa.
Bé còn có thể nhận ra một đối tượng dù chỉ nhìn thấy nó một phần. Chẳng bao lâu, bé sẽ nhận thấy rằng, đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy, nghe thấy hay chạm vào nó. Kỹ năng này giúp bé tham gia vào trò chơi giấu – tìm đồ vật trong vài tháng tới.
Bé có thể nhận ra tên của mình
Bé nhận ra tên của bé và biết phản ứng cho dù mẹ gọi tên con từ phòng bên kia. Bé quay đầu nhìn mẹ khi mẹ nói tên của bé với người xung quanh. Nếu mẹ ngồi trước mặt và nói chuyện với bé thì sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ. Bé còn có thể nhìn miệng mẹ chăm chú khi mẹ nói chuyện và thậm chí còn cố gắng bắt chước phát âm của mẹ, chẳng hạn những từ có âm “m” và “b”.
Bé dần trở nên quen thuộc với tiếng ồn hàng ngày như tiếng tivi, điện thoại, tiếng bíp của lò vi sóng, tiếng máy hút bụi... và bé không mấy bận tâm vì điều đó. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên hứng thú và bị thu hút nếu có một âm thanh mới.
Mẹo dỗ bé quấy khóc
Khi bé quấy, mẹ thử đánh lạc hướng bé trong thời gian ngắn. Cho bé nhìn thấy khuôn mặt buồn cười của mẹ hoặc chỉ cho bé một con thạch sùng trên tường; vỗ tay mẹ hoặc lắc một món đồ chơi yêu thích cũng khiến bé bớt quấy.
Cách bé thể hiện cảm xúc
Đến giờ, bé có thể cho mẹ thấy khi bé giận dữ, khó chịu hoặc buồn chán, cũng như lúc bé tươi vui... Bé cũng bắt đầu có những trò đùa, cười khi mẹ biểu hiện nét mặt buồn cười.
Cách thức giao tiếp của bé 5 tháng tuổi
Bên cạnh những nguyên âm như ‘a’, ‘o’…thì bé còn có thể nói ghép thêm những phụ âm như ‘m’, ‘b’, ‘h’… Bé tập trung quan sát và bắt chước cách nói và cử chỉ của người khác dù phát âm chưa được rõ ràng. Trong nháy mắt, bé có thể thay đổi thái độ của mình khi bé cảm thấy không hài lòng về việc gì đó và cũng mau chóng ngoan ngoãn trở lại khi được mẹ dỗ dành.
Giai đoạn này, bé có thể la hét, gầm gừ, ngâm nga, phun phì phì, thổi phù phù…
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Mốc phát triển 4 tháng tuối (16:22:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 3 tháng tuổi (16:18:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 2 tháng tuổi (17:09:00 03/12/2013)
- Mốc phát triển một tháng tuổi (17:09:00 03/12/2013)
- Khả năng ghi nhớ của bé (17:08:00 03/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |