- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Tăng sức đề kháng cho bé trong mùa đông
Vào mùa đông, bé thường hay mắc các bệnh viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy. Ngoài việc giữ cho bé ấm áp bằng quần áo, máy sưởi, điều hòa, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng cho bé.
Tinh bột
Vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều tinh bột hơn. Do đó, mẹ có thể tăng thêm cho bé chút bột (cháo) hay cơm so với mùa hè. Ngoài tinh bột trong cơm, gạo, mì…, mẹ có thể cho bé ăn thêm tinh bột trong khoai tây, khoai lang, bí đỏ…
Vitamin D
Mùa đông thường ít nắng nên việc tổng hợp vitamin D của cơ thể gặp khó khăn hơn mùa hè. Bởi vậy, mẹ cần tăng cường vitamin D cho bé qua dinh dưỡng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D gồm sữa, trứng, váng sữa, fromage, sữa chua…
Nên cho bé uống sữa ấm, không phải sữa lạnh để bảo vệ cổ họng bé.
Với bé trên một tuổi thích uống sữa tươi thì mẹ vẫn phải cho bé uống thêm các loại sữa bột để đảm bảo cung cấp năng lượng.
Mẹ lưu ý không đun sôi sữa cho bé uống vì làm vậy thì các vitamin sẽ bị hủy hoại do nhiệt.
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể bé. Bởi thế, mùa đông mẹ cần cho bé ăn rau củ quả hàng ngày. Các loại quả như bưởi, cam, quýt, dâu tây, cà chua… rất giàu vitamin C lại phong phú trong mùa đông.
Bé cũng cần ăn thêm sữa chua để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn, đặc biệt là hệ hô hấp và tiêu hóa.
Các món giàu kẽm như hải sản, trứng, cá, thịt… cũng giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tránh ốm đau.
Đừng quên nước lọc
Về nhu cầu nước, đối với bé trên 6 tháng đến 1 tuổi thì cứ mỗi một kg cân nặng của bé thì cần 100ml nước, bao gồm cả sữa.
Đối với bé trên 1 tuổi (trên 10kg), cứ mỗi 10kg cân nặng đó có nhu cầu 1 lít nước. Và mỗi 1 cân nặng thêm thì bổ sung thêm 50ml nước cho bé.
Không cho gia vị cay, nóng khi nấu bột (cháo) cho bé
Vào mùa đông, người lớn thường dùng các gia vị làm nóng như gừng, giềng, hạt tiêu… Nhiều mẹ nghĩ cho bé ăn gừng, giềng… để bé ấm hơn. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ có thể nêm chút hạt tiêu, gừng (gia vị ướp thịt, cá…) khi nấu cháo cho bé (thường là bé trên 8 tháng tuổi) nhưng không nên quá lạm dụng. Gia vị cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày của bé, gây hại cho đường tiêu hóa.
Ăn quá nhiều cũng không có lợi
Mẹ đừng nghĩ mùa đông thì phải cho bé ăn thật nhiều. Việc ăn quá nhiều, lại ít vận động làm bé bị tăng cân hoặc mắc bệnh. Vào mùa đông, không nên cho bé ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường của bé.
Phương Thảo (tổng hợp)
- Chất kẽm trong dinh dưỡng của bé (15:09:00 05/12/2013)
- Mẹo khi bé lười ăn rau củ (15:04:00 05/12/2013)
- Các món giàu Omega 3 cho bé (14:18:00 29/11/2013)
- Cho bé ăn ớt ngọt (14:12:00 29/11/2013)
- Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy (15:10:00 27/11/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |