Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chất kẽm trong dinh dưỡng của bé

15:03:10 05/12/2013

Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vì, hơn 70 enzyme cần kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Vì thế, thiếu kẽm làm bé còi cọc, chậm lớn.

Vai trò khác của chất kẽm với bé

Ngoài tác dụng tích cực đối với khả năng nhận thức và phát triển, vai trò chính của kẽm là duy trì chức năng miễn dịch và đảm bảo sự tăng trưởng tối ưu và sửa chữa các tế bào. Thiếu hụt kẽm liên quan đến suy giảm tăng trưởng, tăng khả năng nhiễm trùng và nguy cơ tiêu chảy.

Thiếu kẽm đặc biệt dễ dẫn tới tình trạng lười ăn, suy dinh dưỡng. Bởi thế, với bé lười ăn, bác sĩ hay khuyên bổ sung kẽm cho bé. Mẹ cũng có thể làm một số món bột (cháo) bổ sung kẽm cho bé từ 6 tháng, chẳng hạn:

- Bột (hay cháo) tôm (hay các loại hải sản khác), đậu xanh.

- Bột (hay cháo) thịt bò với rau cải.

Với bé ăn được cơm, mẹ có thể nấu nấm sốt thịt lợn, đùi gà hầm bí đỏ… để tăng cường kẽm cho bé.

Lượng kẽm phù hợp theo độ tuổi

- Giai đoạn 1-3 tuổi: bé cần 3mg kẽm/ngày.

- Giai đoạn 4-8 tuổi: bé cần 5mg kẽm/ngày.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn thức ăn giàu kẽm:

- Sữa công thức chứa nhiều kẽm cho bé. Mẹ có thể xem thành phần chất này trên bao bì hộp sữa.

- ¼ bát soup cà chua, thịt lợn và đậu đỗ: 3,3mg kẽm.

- 30g thịt bò hầm: 3mg kẽm.

- 30g thịt lợn nướng: 2,6mg kẽm.

- ½ cốc sữa chua hoa quả: 0,8mg kẽm; ½ cốc sữa: 0,4 mg kẽm.

- ¼ cốc fromage: 0,8mg kẽm.

- ¼ bát bí ngô nấu chín: 0,8mg kẽm.

- 30g đùi gà: 0,6mg kẽm; ¼ bát ức gà rút xương: 0,4 mg kẽm.

- 30g đậu phụ: 0,5mg kẽm.

- 1 thìa bột mỳ: 0,3 mg kẽm.

Hàm lượng kẽm trong thực phẩm rất đa dạng và khác nhau. Các bé có thể ăn nhiều (hoặc ít) các món chứa kẽm tùy độ tuổi và nhu cầu riêng. Mẹ có thể tự ước lượng hàm lượng kẽm trong thực phẩm phù hợp với bé. Thường thì những thực phẩm giàu sắt như cá, trứng, fromage, thăn lợn… thì cũng giàu kẽm.

Nếu thừa kẽm

Nếu chỉ thông qua ăn uống, bé thường không bị thừa kẽm nhưng liên tục dùng viên bổ sung kẽm có thể gây ảnh hưởng như nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy. Thừa kẽm trong thời gian dài còn khiến bé bị ngộ độc.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo