- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Mẹo khi bé lười ăn rau củ
Không ít bé lười ăn rau củ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
Dưới đây là những gợi ý để bạn đưa rau củ vào thực đơn hàng ngày cho con:
1. Để bé ăn cùng gia đình
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bé sẽ ăn ngoan hơn nếu được nhìn thấy bố mẹ, anh (chị) của bé thích ăn rau củ. Vì thế, việc cho bé ăn cùng gia đình là rất quan trọng.
2. Sơ chế thật nhỏ
Rau củ nếu được chế biến càng nhỏ thì bé càng ăn được nhiều hơn. Đây là cách đơn giản, nhất là với những bé lười nhai.
3. Tránh phần thưởng không đúng cách
Nếu mẹ động viên: “Con ăn hết rau, mẹ sẽ mua kem cho con” thì vô tình, mẹ đã dạy con theo cách không đúng. Bé có thể nghĩ: “Rau củ thật đáng sợ”; sau đó, bé sẽ cố ăn hết rau nhưng với mục đích sớm được ăn kem.
Thay vào đó, mẹ có thể khuyến khích: “Nếu con ăn hết rau, con sẽ khỏe mạnh, cuối tuần cả nhà mình sẽ đi chơi”. Điều này sẽ giúp bé không tự phân loại thức ăn tốt – xấu và có thái độ tốt hơn.
4. Tự làm nước rau củ quả
Nước rau củ quả đóng hộp không thiếu. Tuy nhiên, tự xay rau củ quả cho bé sẽ có lợi hơn. Nước quả tự làm không chứa gas hay đường hóa học, có thể dùng cho bé giải khát hàng ngày.
5. Vừa nước củ, quả, vừa củ, quả tươi
Có thể thả những quả mọng như dâu tây lên bề mặt của một cốc nước rau quả. Bằng cách này, bé vừa được uống nước quả, vừa được ăn quả tươi.
6. Kích thích thị giác
Các bé rất thích hình khuôn mặt cười được bài trí từ thức ăn. Chẳng hạn, với món trứng tráng, bạn có thể trang trí thêm cà chua và những lá rau để thành khuôn mặt một con mèo.
7. Thêm rau củ vào bữa phụ
Nhiều cha mẹ chỉ chú trọng đến bữa chính mà lơ là bữa phụ. Với các bé, những bữa phụ trong ngày cũng quan trọng không kém. Hãy tìm cách đưa rau củ vào những bữa ăn vặt cho bé.
8. Thái độ tích cực
Tránh nói: “Con tôi kén ăn lắm. Cháu hầu như không ăn rau gì cả” trước mặt bé. Thay vào đó, có thể tập trung vào động viên khi bé ăn ngoan: “Con vừa ăn hết một miếng su hào, con thật giỏi”.
9. Tâm trạng hứng khởi của mẹ
Thái độ thích thú với rau củ từ mẹ cũng có thể “truyền nhiệt” sang bé. Có thể nói: “Mẹ thích ăn rau quả lắm. Vừa ngon miệng là khỏe mạnh” hoặc “Đây là món canh rau ngon nhất mẹ từng ăn”.
10. Thử lại
Khẩu vị của bé có thể thay đổi theo thời gian. Món bé ghét hôm nay có thể trở thành món ăn khoái khấu của bé trong những tuần tiếp theo. Vì thế, cha mẹ cần kiên nhẫn. Hãy kiên trì khi cho bé ăn uống đa dạng, ngay cả khi bé liên tục nói không thích ăn rau củ.
11. Chấp nhận tạm thời
Đôi khi, mẹ cần chấp nhận những món rau củ bé không thích. Nhưng nên nhớ nguyên tắc: “Bé không ăn món rau này hôm nay nhưng có thể, sang tuần tới bé sẽ chấp nhận nó”.
Phương Thảo
- Các món giàu Omega 3 cho bé (14:18:00 29/11/2013)
- Cho bé ăn ớt ngọt (14:12:00 29/11/2013)
- Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy (15:10:00 27/11/2013)
- Thức ăn tốt cho não của bé (15:01:00 27/11/2013)
- Bé không chịu thử món mới hoặc từ chối ăn bằng thìa (14:55:00 27/11/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |