Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lưu ý chọn kem (thuốc) chống hăm

15:38:10 07/01/2014

Hăm da là tình trạng rất thường gặp ở bé. Vì thế, việc chọn kem (thuốc) chống hăm cho con cũng nên được mẹ lưu ý.

Thuốc chống hăm dạng bột (điển hình là phấn rôm)

Phấn rôm là loại phấn có bột trắng, với nhiều công thức hóa học khác nhau (tùy hãng sản xuất) nhưng thành phần chính là bột talc và chất tạo mùi. So với các loại kem chống hăm thì phấn rôm không còn được ưa thích nhiều. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn dùng phấn rôm cho con thì nên lưu ý:

- Tuyệt đối không để bé hít phải bột phấn rôm. Bé hít phải phấn rôm có thể gây nghẽn đường thở, gây thiếu oxy hoặc làm bé bị sưng, viêm phổi. Chưa kể bé còn có thể bị ngộ độc phấn rôm với triệu chứng hắt hơi, khó thở, nôn, tím tái…

- Không bôi phấn rôm lên vùng da đang bị tổn thương. Không bôi phấn rôm lên mặt, mắt hay vùng kín của bé gái.

- Không bôi phấn rôm ở nơi có gió.

- Mẹ nên chọn phấn rôm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần hóa học không độc hại.

- Phấn rôm dùng cho bé phải còn hạn sử dụng.

- Mẹ có thể thử bôi chút phấn rôm lên da mình xem có bị kích ứng không. Sau đó, mới đem dùng cho con.

- Không cho bé cầm chơi phấn rôm.

Kem chống hăm hay thuốc chống hăm dạng nước (hoặc lotion)

Đặc điểm của các loại thuốc chống hăm này là dễ tan trong nước nên cũng dễ trôi theo nước tiểu hay khi mẹ lau rửa cho con.

Trong thành phần của thuốc có phần lớn là nước nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào thuốc.

Thuốc chống hăm dạng hồ

Đây là loại có độ sệt cao nên khó thoa lên da của bé. Khi vệ sinh và lau chùi cũng gây khó khăn cho mẹ nên ít được dùng.

Thuốc chống hăm dạng mỡ

Loại này trơn nên khó tan trong nước. Thuốc chống hăm dạng mỡ được nhiều mẹ chọn cho con vì lớp mỡ lưu lại lâu trên da, bảo vệ bé khỏi các chất kích ứng có trong phân, nước tiểu. Ngoài ra, sản phẩm này cũng không có chất tạo màu, tạo mùi nên cha mẹ yên tâm hơn khi dùng cho con.

Mẹ có thể chọn loại thuốc mỡ chống hăm có chứa oxit kẽm (có tác dụng làm dịu vết thương), mỡ cừu (giúp bảo vệ và làm mềm da) cho con.

5 bước thoa kem chống hăm cho bé

Bước 1: Chọn một loại thuốc mỡ phù hợp cho tình trạng hăm của bé. Bé cần thuốc mỡ có chứa lanolin cho dạng hăm tã nhẹ, thuốc mỡ oxit kẽm cho hăm tã trung bình và yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc mỡ nếu bé bị hăm nhiễm khuẩn.

Bước 2: Mẹ cần rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước. Lau khô tay bằng khăn sạch trước khi thoa kem chống hăm cho bé.

Bước 3: Đảm bảo khu vực bị hăm của bé sạch và khô bằng cách mẹ nhẹ nhàng lau và thấm khô (vỗ khăn nhẹ thay vì chà xát). Mẹ cởi bỉm, vệ sinh sạch cho con và chờ làn da bị hăm khô tự nhiên một chút trước khi thoa kem chống hăm.

Bước 4: Sử dụng đầu ngón tay của mẹ để thoa đều kem chống hăm lên vùng da bị hăm và mở rộng ra xung quanh chỗ hăm. Chỉ thoa thuốc mỡ một lớp.

Bước 5: Sau khi thoa kem nên chờ một chút rồi mới mặc quần cho bé. Tốt nhất nên hạn chế đóng bỉm khi bé đang bị hăm. 

Lưu ý: Nếu mẹ thoa thuốc chống hăm cho con vào ban đêm, nên thoa 2 lớp mỏng chồng nhau vì một lớp thuốc mỡ có thể bị mất do tiếp xúc với bỉm trong thời gian ngủ.

Tránh thuốc mỡ hay kem chống hăm có chứa long não, axit boric, methyl salicylate, phenol hay hợp chất của cồn benzoin. Những thành phần này có thể gây hại cho da của bé.

Phương Thảo (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo