- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cách phòng hăm khi dùng bỉm
Phương pháp tốt nhất tránh hăm khi dùng bỉm là giữ vùng da mông của bé luôn khô ráo; vì thế, mẹ nên thay bỉm cho bé thường xuyên, đặc biệt ngay khi bé bị ướt hoặc đi tiêu.
Một số gợi ý khác giúp mẹ phòng hăm cho bé khi đóng bỉm:
- Mẹ nên chọn size bỉm phù hợp với cân nặng của bé. Nên đóng bỉm vừa vặn hoặc hơi rộng một chút để làn da mông của bé được thoáng. Tuyệt đối không đóng bỉm cho bé quá chật, không dùng size bỉm nhỏ hơn so với cân nặng của bé.
- Mẹ nên vệ sinh kỹ vùng kín cho bé mỗi lần thay bỉm. Mẹ nên lau rửa nhẹ vùng mông và bẹn cho bé bằng nước ấm, tránh chà xát. Kể cả trong mùa đông, mẹ cũng không được lười. Có mẹ chỉ tháo bỉm của con rồi đóng bỉm mới mà không lau rửa. Làn da của bé khi phải tiếp xúc với các chất có trong nước tiểu thì sẽ bị kích ứng, gây ngứa, rát và bị hăm.
- Sau khi vệ sinh cho con, mẹ cần chờ làn da của bé khô hẳn rồi mới đóng bỉm.
Lưu ý chọn bỉm cho con
Nhiều mẹ nghĩ chọn bỉm đắt tiền cho con thì sẽ có chức năng phòng hăm. Tuy nhiên theo các bác sĩ, mẹ có thể chọn bỉm cho con phù hợp với nhu cầu kinh tế của gia đình. Điều quan trọng trong phòng hăm là thường xuyên thay bỉm và giữ vùng da mông của bé khô thoáng. Nếu chọn bỉm đắt tiền mà lười vệ sinh cho con thì bé vẫn bị hăm. Bởi nguyên nhân gây hăm là do sự ẩm ướt của bỉm.
Tuy nhiên, mẹ nên chọn bỉm theo giới tính của bé. Ví dụ, bé gái thường bị ướt bỉm ở vị trí giữa hoặc về phía sau. Bởi thế khi mua bỉm, mẹ nên chọn bỉm có độ dày, thấm hút tốt tập trung ở nơi bé hay tè nhất.
Bé trai có xu hướng tè ở phía trước của bỉm. Vì thế, khi chọn bỉm, mẹ nên chọn loại có độ thấm hút, dày tập trung ở phía trước.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm với chất liệu an toàn, độ thấm hút cao, khô thoáng và giá cả tùy nhu cầu của bố mẹ. Mẹ nên chọn cho bé loại bỉm có bề mặt khô thoáng, thấm hút tốt, chống trào ngược và không gây hằn lên làn da của bé
Đáy bỉm phải thoáng. Không chọn loại bỉm mà mặt trong là chất liệu bí như plastic hay polyester.
Nếu là miếng dán thì miếng dán có độ dính tốt, không dễ bị tuột, rách.
Ban đêm, mẹ có thể chọn cho bé loại bỉm có độ thấm hút tốt hơn để bé ngủ ngon mà không lo bị ướt.
Trường hợp cần đưa bé đi khám
Nếu bé bị sốt; chỗ hăm bị loét, có mủ; bé bị nổi hạch ở bẹn; hăm lan rộng nhiều nơi trên cơ thể… thì mẹ cần đưa bé đi khám.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Phòng và điều trị chàm cho bé (15:47:00 03/01/2014)
- Một số loại chàm thường gặp (15:24:00 03/01/2014)
- Mốc phát triển 5 tuổi (16:13:00 30/12/2013)
- Mốc phát triển 4 tuổi (16:12:00 30/12/2013)
- Mốc phát triển 3 tuổi (17:21:00 27/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |