- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 4 tuổi
4 tuổi là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự độc lập ở bé. Bé phát triển các kỹ năng như tự cởi áo khoác, không quấy khóc khi đi mẫu giáo, xuất hiện cảm giác xấu hổ nếu bị mẹ chơi 'tẩy chay'…
Bé có thể hoàn thành tốt nhiều việc nếu được cha mẹ giao phó và chỉ dẫn cụ thể.
Đặc điểm độc lập ở bé được thể hiện bằng phản ứng mạnh: “Con biết rồi. Con tự làm được” khi mẹ muốn giúp đỡ bé đánh răng, mặc quần áo, dọn bàn ăn hoặc bất cứ hoạt động nào khác.
Thể chất của bé đã dần hoàn thiện, vì vậy, nhiều bé không “ưa” nếu bị cha mẹ chỉ đạo phải làm thế này, thế khác. Những lúc như vậy, mẹ nên kiên nhẫn uốn nắn những hành vi sai cho bé. Mẹ không nên vội kết luận bé cứng đầu vì độc lập là một yếu tố có lợi cho bé.
4 tuổi, bé có thể tự mình mặc quần áo dù có cài nhầm cúc hoặc bé "ngố" đến mức luôn đi tất trái. Quần áo của bé, mẹ nên xếp thành những ngăn riêng biệt trong tủ và để bé tự chọn lựa.
Mẹ vẫn cần để mắt tới bé sau khi bé đánh răng hoặc rửa tay. Bé 4 tuổi chưa đủ nhận thức và kỹ năng để đánh răng hoặc vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Mẹ có thể để bé tự làm nhưng nên quy định thời gian, các bước vệ sinh cơ bản và kiểm tra kết quả sau đó.
Mẹ nên kiểm soát bé chặt chẽ hơn trong giờ ăn. Khuyến khích bé ăn đa dạng và chia nhỏ nhiều loại thức ăn để bé không bỏ phí.
Bé hay tò mò
Bé 4 tuổi có tính tò mò cao. Mẹ không nên để bé tự ý xem tivi hoặc chơi game trên máy tính vì bé có thể bị "nghiện". Mẹ không cần cấm đoán nhưng nên giới hạn thật nghiêm ngặt nội dung, thời gian và tần suất của bé trước màn hình.
Nếu đưa bé đi siêu thị hoặc dã ngoại, mẹ cũng nên thường xuyên trông chừng bé. Bé thích khám phá thế giới theo cách riêng (ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ) nên dễ bị lạc hoặc xảy ra những tai nạn nghiêm trọng.
Bé dễ hòa nhập xã hội
Bé có xu hướng dễ làm quen và vui chơi với nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là các em nhỏ bởi vì bé nhận thức được trách nhiệm làm anh (chị) của mình. Bất kể là mẹ chơi đã thân thuộc hay những mẹ chơi mới, bé cũng có khả năng kết mẹ rất tốt mà không cần tới sự trợ giúp của cha mẹ.
Chia sẻ cảm xúc với người xung quanh
So với lứa tuổi trước, giai đoạn này, bé bớt ích kỷ hơn. Bé bắt đầu quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh - nhận ra họ đang vui hay đang buồn. Bé sẽ ôm ấp, an ủi khi thấy mẹ khóc bằng một thái độ đồng cảm nhất.
Bé cảm thấy ngượng ngùng nếu bị người khác chê bai về ngoại hình hoặc giọng nói. Bởi vì giai đoạn này, vốn từ vựng của bé khá phong phú nên bé sẵng sàng tranh luận một vấn đề nào đó đến cùng với cha mẹ.
Thực tế, những bé càng nói nhiều hoặc bộc lộ cảm xúc bản thân nhiều là những bé dễ sẻ chia. Cha mẹ nên để bé bày tỏ nỗi buồn, sự giận dữ, sau đó, hướng dẫn bé cách gọi tên và kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực. Mẹ có thể chia sẻ với bé: “Mẹ biết là con buồn và tức giận vì mẹ Bin giật mất đồ chơi. Lần sau, con nên nói cho mẹ ấy biết con không đồng ý với cách chơi này. Nếu mẹ ấy cư xử xấu hơn, con có thể nói lại với mẹ để hai mẹ con mình cùng tìm cách giải quyết”.
Mẹ nên nhấn mạnh để bé hiểu rằng, việc chia sẻ nỗi buồn với cha mẹ là cách an toàn và hiệu quả. Mẹ luôn sẵn lòng lắng nghe bé nói và không bao giờ chế giễu bé.
Hành vi chia sẻ và trợ giúp những người hoạn nạn xung quanh sẽ hình thành cho bé lòng nhân ái. Mẹ có thể cùng bé biếu quà cho một người hàng xóm bị ốm, đưa người già qua đường…. Mẹ nên nói với bé rằng: “Mẹ rất vui nếu con biết giúp đỡ người khác”.
Rèn luyện kỹ năng cho bé 4 tuổi
Một số bé rất dễ nhầm lẫn giữa con trâu và con bò, con gà và con vịt… trong khi một số bé khác có xu hướng gọi sai tên quả táo thành quả đào, quả cam với quả quýt…
Ở độ tuổi này, việc nhận sai tên đồ vật là chuyện khá bình thường. Nhiều bé lớn hơn cũng vẫn nhầm thứ này với thứ khác nếu không được cha mẹ lưu tâm. Khi phát hiện ra bé nhầm, mẹ nên giúp bé cách nhận diện chính xác.
Mẹ có thể đặt một quả cam và một quả quýt cạnh nhau, sau đó, gợi ý để bé chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản. Cha mẹ không nên cho rằng, khi lớn hơn, bé sẽ biết nhận diện đồ vật chính xác. Thay vào đó, mẹ nên thường xuyên tăng cường phương pháp so sánh những đồ vật tương đồng. Bé sẽ rút ra điểm khác biệt và hạn chế nhầm lẫn.
Nhận diện số đếm và kích cỡ: Bé 4 tuổi rất thích đếm số thứ tự của những con vật trong vườn bách thú. Nếu có người hỏi: “Con có mấy đôi giày?”, “Nhà con có bao nhiêu người?”… bé không khó khăn để đưa ra câu trả lời chính xác. Bé chưa đủ lớn để hiểu dãy số tự nhiên nhưng bé biết sắp xếp đúng số lượng nhỏ đồ vật mẹ yêu cầu.
Mẹ có thể duy trì trò chơi đếm số với bé khi rảnh rỗi. Giúp bé đếm và ghi nhớ số lượng đồ vật trong nhà, đồ của bố, của mẹ… Mẹ có thể giúp bé cách nhận diện kích cỡ đồ vật, chẳng hạn bé sẽ uống nước cam trong chiếc cốc ngắn, uống sữa trong chiếc cốc dài… Mẹ cũng nên thường xuyên trau dồi cho bé kỹ năng nhận biết hình dạng đồ vật. Có thể phân chia những đồ vật trong nhà thành các nhóm cơ bản như: Nhóm hình tròn, nhóm hình vuông, nhóm hình tam giác và giúp bé sắp xếp. Chẳng hạn, miệng cốc và miệng bát ăn cơm đều có hình tròn…
Làm quen với chữ viết: Trước tuổi đi học, cha mẹ nên tăng cường những hoạt động liên quan đến chữ viết để bé cùng cố vốn từ và ghi nhớ mặt chữ.
- Chơi xếp chữ: Mẹ có thể mua bộ chữ cái có sẵn từ hiệu sách và chơi ghép tên cùng bé. Mẹ nên đánh dấu những mặt chữ bé đã thuộc và để bé tự xếp thành tên của bé và người thân trong nhà.
- Chơi với nhịp điệu âm nhạc: Chọn một bài hát ngắn, mẹ viết lời ra một tờ giấy hoặc một tấm bảng to, vừa chỉ chữ vừa ngân nga cùng bé. Tiếp đến, mẹ chỉ vào một đoạn bất kỳ và hướng dẫn bé hát theo.
- Chơi bài: Trò chơi này tăng cường cho bé cả kỹ năng nhớ số và nhớ chữ cái (Quân át tương tự chữ A, quân Q hoặc K cũng giống chữ cái). Quy tắc chơi bài bình thường sẽ khó khăn với bé. Do đó, mẹ có thể sáng tạo cách chơi “lớn ăn bé”: Rút bất kỳ hai quân bài, nếu mẹ sở hữu quân bài có giá trị lớn hơn thì mẹ là người thắng cuộc và ngược lại.
- Tìm chữ giống nhau: Mở một cuốn sách, mẹ chỉ cho bé xem chữ “mẹ Cáo”, sau đó, gợi ý để bé tìm những chữ “mẹ Cáo” khác trong sách. Mẹ có thể lặp lại trò chơi tương tự với những tên nhân vật hoặc những cụm từ xuất hiện nhiều trong truyện.
Rèn luyện năng khiếu: Những lớp học thiếu nhi như bơi lội, võ thuật, âm nhạc, hội họa… rất hữu ích cho bé lên 4. Cách học này không chỉ hoàn thiện thể chất, tinh thần mà còn phát hiện sớm những năng khiếu tiềm ẩn cho bé.
Phương Thảo
- Mốc phát triển 3 tuổi (17:21:00 27/12/2013)
- Mốc phát triển 2 tuổi (17:16:00 27/12/2013)
- Mốc phát triển 23 tháng (17:03:00 27/12/2013)
- Mốc phát triển 22 tháng (13:32:00 24/12/2013)
- Mốc phát triển 21 tháng (13:27:00 24/12/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |