Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đau sườn và đau xương chậu ở mẹ bầu

16:14:37 04/04/2014

Ở phụ nữ mang thai, bên cạnh các cơn đau bụng, đau đầu, đau lưng hay đau vai, gáy thì những cơn đau ở sườn và ở hông cũng rất hay gặp.

Đau sườn ở mẹ bầu

Trọng lượng của thai trong tử cung có thể gây áp lực lên xương sườn của mẹ và gây nên những cơn đau (vùng cơ nối giữa các xương sườn cũng bị kéo căng ra).  Đau sườn thường diễn ra vào quý III – khoảng thời gian trọng lượng thai phát triển nhanh chóng. Cơn đau có thể xuất hiện khi mẹ bầu cử động hoặc ngay cả lúc mẹ bầu thở.

Mẹo giảm đau sườn cho mẹ bầu

1. Mẹ bầu nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế có đủ độ rộng rãi. Có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ sau lưng để giữ lưng của mẹ bầu luôn được thẳng khi ngồi.  Tư thế này giúp giảm áp lực của phần thân trên lên vùng xương sườn và khiến mẹ bầu dễ thở hơn.

2. Dùng túi mát, chườm lên vùng xương sườn bị đau cũng làm mẹ bầu dễ chịu hơn. Nếu mẹ bầu bị đau ở cả hai bên sườn, mẹ bầu nên chườm mát thay phiên nhau, từ bên trái sang bên phải. Mẹ bầu có thể sử dụng túi mát, chườm trực tiếp vào sườn hoặc chườm qua một lớp áo mỏng.

3. Khi ngủ, mẹ bầu có thể nằm nghiêng ở bên sườn bị đau. Cách này cũng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.

4. Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau an toàn cho thai phụ nói chung và giảm thiểu cơn đau xương sườn, nói riêng.

Lưu ý: Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, tránh những chiếc áo bầu chật chội. Nếu muốn nghỉ ngơi trên giường hoặc ghế dài, mẹ bầu nên trải một lớp đệm mỏng phía dưới. Khi đứng hoặc ngồi, mẹ bầu nên giữ cho vùng lưng của mình luôn được thẳng. 

Đau xương chậu ở phụ nữ mang thai

Đau xương chậu cũng là triệu chứng phổ biến khi mang bầu. Nó còn là dấu hiệu cảnh báo sắp đến ngày 'vượt cạn' và thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Nguyên nhân: Relaxin và progesterone, cặp hormone được sản xuất trong quá trình mang thai có tác dụng nới lỏng xương chậu, làm giãn cơ chằng và làm tăng đường kính của khung xương chậu - Những điều này là hoàn toàn tự nhiên, tạo điều kiện để em bé chào đời.

Một số thai phụ sản xuất ra 2 loại hormone trên nhiều hơn bình thường nên họ xuất hiện những cơn đau ở xương chậu, hông và háng. Thỉnh thoảng, những cơn đau xuất phát từ ngực rồi lan tỏa xuống tận đùi dưới. Cơn đau khởi phát ở cả hai bên thân mình hoặc có khi chỉ ở một bên.

Mẹo giảm cơn đau

- Tránh nhấc hoặc đẩy vật nặng.

- Khi lên – xuống cầu thang, nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp.

- Khi mặc quần áo, mẹ bầu nên ngồi xuống. Lúc đã lồng được chân vào quần thì mẹ bầu nên từ từ đứng dậy để kéo quần lên. Tư thế ngồi cũng được chỉ định khi đi giày hoặc đi tất.

- Tránh vận động liên tục và nên nghỉ ngơi thường xuyên.

- Khi ngủ, nên đặt vùng xương chậu lên một chiếc gối hoặc kẹp gối giữa hai chân khi nằm nghiêng.

- Tránh những tư thế dạng, duỗi chân khi ngồi. Nếu muốn duỗi chân, mẹ bầu nên thao tác thật châm rãi.

- Làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như Kegel.

- Không nên ấn vào bất kỳ vùng nào bị đau. Chạm vào chỗ đau chỉ khiến mẹ bầu dễ chịu tạm thời nhưng nó sẽ khiến cơn đau dai dẳng hơn.

- Sử dụng những chiếc gạc ấm chườm vào vùng bị đau hoặc thử tắm bằng nước ấm.

- Châm cứu hoặc massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.

- Nên trao đổi với bác sĩ bất kỳ thông tin nào mẹ bầu còn băn khoăn. Sau khi sinh, cơn đau xương chậu thường lắng xuống nhưng nó có thể xuất hiện vào lần mang thai tiếp theo.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo