- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
3 loại thảo mộc có thể gây sảy thai, dị tật thai
Một số loại thực phẩm kích thích co bóp tử cung, gây ra máu (dọa sẩy thai) nếu bị sử dụng quá liều là: ngải cứu, cam thảo; khoai lang Mỹ dại, hạt lúa mạch bị nhiễm nấm, cây ngải tây (cây rừng có vị đắng, dùng làm một số rượu), lá cây keo (dùng làm thuốc xổ), cây đại hoàng (cây có cuống lá màu đỏ nhạt, dày, nấu lên ăn như rau), cây lô hội…
Dưới đây là những lưu ý an toàn cho mẹ bầu khi dùng ngải cứu, nhân sâm và cam thảo:
1. Lưu ý dùng ngải cứu
Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.
Nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu mẹ bầu muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, mẹ bầu nên trao đổi kỹ với bác sĩ.
Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.
2. Tác dụng xấu của nhân sâm
Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh, nhân sâm có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường.
Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các loại thảo mộc khác) trong thời gian mang thai. Bởi vì, nếu dùng tùy tiện, chúng sẽ khiến thai phụ dễ xuất hiện dấu hiệu ra máu, đau bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên quan đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Một số nguồn tin còn cho biết, dùng nhiều nhân sâm dễ gây nên tình trạng thai quá ngày (chửa trâu - theo cách gọi dân gian).
Các chuyên gia nhận thấy, việc dùng nhân sâm với mục đích bồi bổ sức khỏe không phải chuyện hiếm với phụ nữ châu Á (thậm chí cả nhóm phụ nữ mang thai). Kết quả của một số cuộc khảo sát cho biết, khoảng 9% thai phụ ở khu vực châu Á sử dụng nhân sâm hoặc những loại thảo mộc không an toàn khác.
Một số thai phụ còn được truyền kinh nghiệm sai lầm là ngậm một chút sâm sẽ tăng cường sức khỏe trong cơn chuyển dạ. Lời khuyên là mẹ bầu nên tránh dùng thảo mộc ít nhất trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau đó, nếu muốn sử dụng thảo mộc, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ.
3. Thai phụ ăn cam thảo, hại thai nhi
Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé khi bé lớn lên - đây là nghiên cứu từ các nhà khoa học Anh và Phần Lan. Nghiên cứu xem xét một nhóm bé 8 tuổi (mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai) có hàm lượng hormone cortisol cao gấp 3 lần những bé có mẹ không ăn cam thảo khi mang thai. Nghiên cứu giải thích, cortisol giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng quá nhiều hormone này trong cơ thể có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì ở tuổi trưởng thành.
Nghiên cứu xem xét một nhóm bé 8 tuổi (mẹ ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai) có hàm lượng hormone cortisol cao gấp 3 lần những bé có mẹ không ăn cam thảo khi mang thai. Nghiên cứu giải thích, cortisol giúp cơ thể đối phó với căng thẳng, nhưng quá nhiều hormone này trong cơ thể có liên quan đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì ở tuổi trưởng thành.
Ngọc Huê
- Tư thế thức dậy phòng cơn đau hông (10:34:00 28/03/2014)
- Đau sườn và đau xương chậu ở mẹ bầu (15:42:00 26/03/2014)
- Bài tập dưới nước cho mẹ bầu (14:55:00 26/03/2014)
- 13 lưu ý để tập luyện hiệu quả (14:53:00 26/03/2014)
- 3 động tác phòng đau lưng cho mẹ bầu (14:34:00 19/03/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |