- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Khi bé mút tay liên tục
Mút tay là thói quen hoàn toàn tự nhiên của bé, bởi các bé có xu hướng đưa tất cả mọi thứ vào miệng.
Dưới đây là một số lý do khiến bé mút tay liên tục:
Bé khám phá thế giới
Đưa ngón tay vào miệng mút là cách để các bé khám phá những điều mới mẻ trong thế giới. Thị giác cũng như thính giác của bé còn hạn chế; vì vậy, bé dựa vào cách mút, ngậm thứ gì đó để trải nghiệm cuộc sống.
Bé tự xoa dịu mình
Trong một số trường hợp, mút tay là cách để bé tự xoa dịu bản thân mình. Tự xoa dịu mình là điều tốt. Nó là bước đầu hướng bé tới sự tự lập và mẹ cần khuyến khích đức tính này ở bé.
Mọc răng
Khi mọc răng, bé sẽ kiếm tìm sự thoải mái bằng cách nhai, gặm bất cứ thứ gì. Các ngón tay của bé thì là vật có sẵn, dễ mút nhất.
Bé đói
Một số bé có thói quen mút tay khi đang đói. Cha mẹ nên là người nhận ra tín hiệu “kêu đói” ở con của mình. Hãy nhớ rằng mỗi bé là cá thể duy nhất và có cách đòi ăn khác nhau.
Chuẩn bị nôn trớ
Khi bé đặt cả bàn tay vào trong miệng mút thì có thể là dấu hiệu bé sắp bị nôn trớ. Mẹ hãy sẵn sàng bằng cách đeo yếm quanh cổ bé.
Cách xử trí dành cho mẹ
Vệ sinh tay cho bé: Mẹ nên vệ sinh tay cho bé thường xuyên để bé không bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn.
Đánh lạc hướng bé: Nếu mẹ vừa thay quần áo cho bé và không muốn bé bị trớ do mút tay thì mẹ nên hướng bé tới hoạt động khác. Mẹ hãy nắm hai tay của bé nhẹ nhàng, làm một số chuyển động để vui chơi cùng bé.
Cho bé món để nhai: Với những bé đang khó chịu vì mọc răng, mẹ có thể đưa cho bé dụng cụ gặm mọc răng. Bé sẽ thấy thoải mái và không cần mút tay nữa.
Không để bé quá đói: Thức ăn sẽ giúp bé no bụng và làm tạm quên cơn thèm mút tay ở bé.
Ngọc Huê
- Cách làm bong ‘cứt trâu’ an toàn (14:53:00 24/06/2014)
- 6 ‘loại thuốc’ xoa dịu cơn đau mọc răng (18:04:00 20/06/2014)
- Ứng phó khi bé cắn mẹ (16:14:00 18/06/2014)
- Cải thiện trí nhớ cho bé tuổi lẫm chẫm biết đi (16:11:00 18/06/2014)
- Lý do khiến bé chậm lớn (16:42:00 14/06/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |