- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Hiểu ngôn ngữ cử chỉ của con
Cơn giận dữ, quấy khóc ở bé thường là do bé chưa thể nói những gì bé cần và bé muốn. Thúc đẩy ngôn ngữ cử chỉ ở bé giúp hai mẹ con tránh được những cơn cáu giận không cần thiết.
Giúp mẹ nhận biết điều bé thích – không thích
Ngôn ngữ cử chỉ ở bé cho bạn biết có thể mẹ đang sai. Bé 16 tháng tuổi Dal đang tiếp tục mọc răng. Thay vì quấy khóc, Dal tiến tới phía mẹ, chỉ tay vào vòng ngậm mọc răng. Mẹ của bé liền đi tìm cho bé một đồ ăn mát để bé nhai. “Bé nhà tôi biết rằng nếu bé cần điều gì đó, bé có thể bày tỏ cho tôi biết” – mẹ của Dal chia sẻ. Nhờ thế, mẹ của bé Dal có thể giải quyết vấn đề của bé mà không phải đối phó với những giọt nước mắt.
Mối quan hệ mẹ - con cũng bớt bực bội hơn vì hai mẹ con bé Dal có thể giao tiếp với nhau.
Một câu chuyện khác về Alex (15 tháng tuổi) khi được mẹ đưa cho một quả chuối, Alex lắc đầu ra hiệu “không” rồi với lấy quả táo ở bên cạnh. Mẹ bé hiểu bé muốn ăn táo. Nếu Alex không ra hiệu, bé có thể phản đối chuối bằng cách khóc lóc om sòm, còn mẹ của bé cũng không biết nguyên nhân do bé thích táo.
Thể hiện suy nghĩ của bé
Ngôn ngữ cử chỉ phản ánh suy nghĩ của bé. Bé 18 tháng tuổi Jes nhiều lần chỉ lên “mặt trăng” khi được mẹ đưa ra ngoài vào buổi tối. Mẹ bé nhận ra bé muốn nhìn lên mặt trăng. Vì thế những buổi tối có trăng sáng, mẹ bé thường đưa bé ra ngoài ngắm trăng.
Phát triển ngôn ngữ cử chỉ cho bé
Nhiều nghiên cứu trong hơn 20 năm nay chỉ ra rằng, ngôn ngữ cử chỉ ở bé là tự nhiên. Đó là cách để bé có được những gì bé muốn. Chẳng hạn, bé giơ tay lên đòi bế... Bằng cách hiểu cử chỉ của con, bạn có thể phát huy con đường giao tiếp này với con của bạn để tìm hiểu những nhu cầu của bé, những thứ bé mong muốn hay sợ hãi.
Một số cha mẹ lo lắng phát triển ngôn ngữ kí hiệu làm chậm kỹ năng nói ở bé. Các nghiên cứu khẳng định, ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ nói là hai quá trình hỗ trợ cho nhau. Ngay khi bé biết nói, bé có thể vừa nói vừa thể hiện kí hiệu như chỉ tay, lắc đầu, xua tay... Ngoài ra, các nghiên cứu còn nhận thấy, những bé sử dụng ngôn ngữ
kí hiệu tốt có thể tăng 12 điểm trong chỉ số IQ của bé.
4 bước để bắt đầu
Bạn có thể thêm vào một số kí hiệu khi giao tiếp hàng ngày với bé.
1. Bắt đầu với 3-5 kí hiệu: sáng tạo kiểu ngôn ngữ cử chỉ gắn liền với những việc làm quen thuộc của bé; chẳng hạn, áp tay vào má là đi ngủ... Bắt đầu khi bé được
khoảng 6-8 tháng tuổi.
2. Nói: Mục tiêu của ngôn ngữ cử chỉ cũng là hỗ trợ bé hiệu quả trong kỹ năng nói; vì thế, hãy nói chuyện với con bạn càng nhiều càng tốt. Khi muốn cho bé ti mẹ, hãy nhìn bé âu yếm và nói “ti ti”, sau đó, chỉ tay vào ti mẹ.
3. Kiên nhẫn: Trải qua một thời gian, bạn có thể hiểu được những gì bé muốn trình bày. Bạn sẽ cười khi thấy bé hướng tay vào ti mẹ đòi “ti”.
4. Cử chỉ kèm lời nói: Hãy bộc lộ cử chỉ của bạn bất cứ khi nào bạn nói chuyện với bé, đọc sách cho bé nghe, hát cho con, đi chơi cùng con...
Ngọc Huê
- Dạy bé phản ứng với tên gọi (20:00:00 05/06/2011)
- Thắc mắc về bé mới sinh (08:44:00 03/06/2011)
- Chăm con ngày hè (08:02:00 03/06/2011)
- 3 cách vỗ ợ hơi dễ làm (08:06:00 02/06/2011)
- Tăng cường sức khỏe cho bé (08:06:00 01/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |