Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Trị bé hay cắn
00:16:40 27/04/2011
Mặc dù nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bé cắn không có lý do gì nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng, bé có những nguyên nhân cắn ‘hợp lệ’.
Dưới đây là một vài lý do phổ biến, từ Mychildhealth:
- Để giao tiếp: các bé chưa có kỹ năng giao tiếp như người lớn. Do đó, bé thấy khó khăn để chuyển tải cảm xúc và cuối cùng, cắn là cách bé thể hiện suy nghĩ của mình.
- Tự bảo vệ: bé mới biết đi chưa phát triển thể chất mạnh mẽ nên bé coi cắn, đánh, cào cấu như là một phương tiện để tự bảo vệ mình khi bé cảm thấy lo lắng hoặc không an toàn.
- Khám phá: các bé học những điều mới bằng cách khám phá và trải nghiệm. Bé cắn người, gặm mọi thứ xung quanh để tìm hiểu về việc sử dụng răng và miệng.
- Mọc răng: khi bé đang mọc răng, bé có cảm giác bứt rứt và bắt đầu cắn ai đó hoặc thứ nào đó để thỏa mãn.
- Khó chịu: các bé có thể bị kích thích hoặc không hài lòng, chẳng hạn do quần áo mới, môi trường xung quanh khó chịu... và cách duy nhất thể hiện sự không hài lòng của bé là cắn và la hét.
Để kỷ luật bé hay cắn
Bài học cơ bản dành cho cha mẹ là không bao giờ la mắng nếu bé cắn vào bất cứ ai. Ngoài ra, không chọn cách cắn lại bé với suy nghĩ để cho con thấy nỗi đau của người bị cắn. Em bé của bạn chưa đủ nhận thức để hiểu được hành vi của cha mẹ.
Thay vào đó, các bậc cha mẹ cần tìm ra lý do vì sao bé thích cắn. Có thể là do bé bị một ai đó làm phiền hoặc gây khó chịu, bé bị kích thích với môi trường xung quanh như nhiều tiếng ồn quá... Cha mẹ cần giải quyết vấn đề của bé hoặc di chuyển bé ra khỏi môi trường khó chịu trước khi bé cắn bất cứ ai.
Ngôn ngữ cơ thể của bé là một chỉ báo tốt về tâm trạng của bé. Nếu bé gặp rắc rối hay tức giận, cha mẹ phải cố gắng để chuyển hướng sự chú ý vào con và giúp con nhanh bình tĩnh. Nếu không, bé sẽ kết thúc bằng cắn những người xung quanh.
Phương pháp dạy bé khác là để bé thể hiện cảm xúc của bản thân sẽ giúp bé giảm cắn. Bé yêu có thể được dạy để thể hiện tình yêu và tình cảm thông qua những cái ôm, hôn hay nhẹ nhàng chạm vào má.
Nếu bé cắn ai đó thì “nạn nhân” (chứ không phải kẻ “gây sự”) sẽ được đưa ra, ôm, hôn và an ủi. Điều này dạy bé hiểu cắn không phải cách gây sự chú ý với người xung quanh.
Khi cha mẹ muốn phạt bé, hãy nhìn vào mắt bé và nói chuyện nghiêm túc.
Cha mẹ cũng không được đùa nghịch bằng việc cắn yêu ngón chân, ngón tay của con vì các bé luôn thích bắt chước cha mẹ.
>> 8 cách ứng phó khi bé thích cắn
>> Giảm đau khi bé cắn ti mẹ
Dưới đây là một vài lý do phổ biến, từ Mychildhealth:
- Để giao tiếp: các bé chưa có kỹ năng giao tiếp như người lớn. Do đó, bé thấy khó khăn để chuyển tải cảm xúc và cuối cùng, cắn là cách bé thể hiện suy nghĩ của mình.
- Tự bảo vệ: bé mới biết đi chưa phát triển thể chất mạnh mẽ nên bé coi cắn, đánh, cào cấu như là một phương tiện để tự bảo vệ mình khi bé cảm thấy lo lắng hoặc không an toàn.
- Gây chú ý: Khi bé cảm thấy cha mẹ, anh chị em ruột không để ý đến mình, bé có thể cắn những người xung quanh. Bé biết điều này sẽ mang lại sự chú ý của mọi người với bé.
- Khám phá: các bé học những điều mới bằng cách khám phá và trải nghiệm. Bé cắn người, gặm mọi thứ xung quanh để tìm hiểu về việc sử dụng răng và miệng.
- Mọc răng: khi bé đang mọc răng, bé có cảm giác bứt rứt và bắt đầu cắn ai đó hoặc thứ nào đó để thỏa mãn.
- Khó chịu: các bé có thể bị kích thích hoặc không hài lòng, chẳng hạn do quần áo mới, môi trường xung quanh khó chịu... và cách duy nhất thể hiện sự không hài lòng của bé là cắn và la hét.
Để kỷ luật bé hay cắn
Bài học cơ bản dành cho cha mẹ là không bao giờ la mắng nếu bé cắn vào bất cứ ai. Ngoài ra, không chọn cách cắn lại bé với suy nghĩ để cho con thấy nỗi đau của người bị cắn. Em bé của bạn chưa đủ nhận thức để hiểu được hành vi của cha mẹ.
Thay vào đó, các bậc cha mẹ cần tìm ra lý do vì sao bé thích cắn. Có thể là do bé bị một ai đó làm phiền hoặc gây khó chịu, bé bị kích thích với môi trường xung quanh như nhiều tiếng ồn quá... Cha mẹ cần giải quyết vấn đề của bé hoặc di chuyển bé ra khỏi môi trường khó chịu trước khi bé cắn bất cứ ai.
Ngôn ngữ cơ thể của bé là một chỉ báo tốt về tâm trạng của bé. Nếu bé gặp rắc rối hay tức giận, cha mẹ phải cố gắng để chuyển hướng sự chú ý vào con và giúp con nhanh bình tĩnh. Nếu không, bé sẽ kết thúc bằng cắn những người xung quanh.
Phương pháp dạy bé khác là để bé thể hiện cảm xúc của bản thân sẽ giúp bé giảm cắn. Bé yêu có thể được dạy để thể hiện tình yêu và tình cảm thông qua những cái ôm, hôn hay nhẹ nhàng chạm vào má.
Nếu bé cắn ai đó thì “nạn nhân” (chứ không phải kẻ “gây sự”) sẽ được đưa ra, ôm, hôn và an ủi. Điều này dạy bé hiểu cắn không phải cách gây sự chú ý với người xung quanh.
Khi cha mẹ muốn phạt bé, hãy nhìn vào mắt bé và nói chuyện nghiêm túc.
Cha mẹ cũng không được đùa nghịch bằng việc cắn yêu ngón chân, ngón tay của con vì các bé luôn thích bắt chước cha mẹ.
>> 8 cách ứng phó khi bé thích cắn
>> Giảm đau khi bé cắn ti mẹ
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Chữa tắc tuyến lệ cho bé (09:33:00 25/04/2011)
- Nguyên nhân gây chảy dãi quá mức (10:39:00 22/04/2011)
- Tránh ngộ độc cây cảnh (13:22:00 21/04/2011)
- Chọn kem dưỡng da tốt cho bé (16:15:00 20/04/2011)
- Mẹo cho bé ngủ thất thường (00:44:00 20/04/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Trị bé hay cắn
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo