- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Nguyên nhân, phòng tránh hen suyễn
Các bác sĩ chưa biết vì sao một số bé phát triển hen suyễn trong khi các bé khác lại không; hoặc vì sao hen suyễn ở bé tăng đáng báo động trong những thập niên cuối thế kỷ 20.
Nhưng các nhà khoa học cũng tìm thấy một số nguyên nhân của bệnh như sau:
- Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cho bé là 1/3.
- Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp; thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.
- Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức; mắc trào ngược dạ dày thực quản.
- Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc...
- Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.
- Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid.
- Chất bảo quản trong thực phẩm: chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở bé.
- Phản ứng dị ứng với thực phẩm: có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò.
Nghiên cứu cho thấy, có đến 50-80% phát triển hen suyễn trước sinh nhật tuổi lên 3. Tuy nhiên, bé ở độ tuổi nào cũng có thể mắc hen. Nếu bạn thấy con mình thường xuyên thở khò khè, hãy đưa bé đi khám để chắc, bé có bị mắc hen suyễn hay không.
Phòng tránh
Có nhiều cách để giảm nguy cơ hen suyễn cho bé ngay từ giai đoạn mang thai và bé sơ sinh:
- Không khói thuốc lá: Không cho bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc. Thậm chí, với những người hút thuốc thì quần áo, đầu tóc của họ còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.
- Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện.
- Cố gắng giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.
- Theo dõi cân nặng của bé: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa béo phì và bệnh suyễn ở mọi lứa tuổi nhưng tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỷ lệ mắc suyễn cao hơn.
>> Hen suyễn ở bé
Ngọc Huê
- Băn khoăn khi tiêm chủng (08:19:00 05/01/2011)
- 5 gợi ý giảm đau cho bé (09:12:00 04/01/2011)
- 'Mẹo vặt' khi nuôi con (13:44:00 02/01/2011)
- Du lịch năm mới cùng con nhỏ (08:43:00 31/12/2010)
- Cách nói chuyện xây dựng trí thông minh (08:19:00 29/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |