- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Giấc ngủ của bé 8-12 tháng tuổi
Thời điểm này, em bé của bạn phát triển khá nhanh và những khó khăn trong giấc ngủ cũng bắt đầu xuất hiện, đặc biệt khi bé gần sinh nhật đầu tiên. Điều đó một phần là do bé sợ phải xa mẹ.
Sợ người lạ và phải xa mẹ là hai cảm xúc bình thường ở độ tuổi này và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở bé. Bé kêu khóc, cảm giác bất an khi thấy mẹ để bé lại một mình trong cũi vào ban đêm. Giấc ngủ bị gián đoạn ngay khi bé thức giấc và tìm kiếm xung quanh xem có bóng dáng người thân không. Đây cũng là cột mốc mà nỗi hoảng sợ ban đêm bắt đầu xuất hiện.
Thời lượng ngủ của bé
Thời lượng ngủ trung bình mỗi ngày ở lứa tuổi này là 13-14 tiếng nhưng có sự dao động lớn, tùy thuộc nhu cầu của bé. Bé vẫn duy trì 2 cữ ngủ ban ngày: một vào buổi sáng và giấc ngủ còn lại là vào buổi chiều, sau giờ ăn trưa. Độ dài trung bình của mỗi giấc ngủ ngắn là 1 tiếng đồng hồ. Một số em bé ngủ sáng 20 phút nhưng có bé ngủ hàng tiếng đồng hồ. Giấc ngủ ngắn ngăn ngừa bé quá mệt mỏi và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Vì thế, điều quan trọng là nó không được quá dài.
Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu chống đối với giờ ngủ ngày vì ham chơi và không muốn rời xa cha mẹ nhưng giấc ngủ ngắn sẽ giúp thiên thần nhỏ của bạn tỉnh táo và đầy năng lượng sau đó.
Cách thức ngủ
Nỗi hoảng sợ ban đêm có thể bắt đầu ở lứa tuổi này, do đó, không ngạc nhiên nếu bé của bạn bắt đầu la hét trong đêm và không ngừng khóc dù bạn đã dỗ dành con.
Nỗi hoảng sợ ban đêm khác với cơn ác mộng ban đêm. Nỗi hoảng sợ ban đêm xảy ra trong giấc ngủ sâu và mặc dù nó gây lo ngại cho bạn vì bạn thấy bé vẫn còn đang ngủ (thậm chí, đôi mắt của bé còn mở) nhưng bé không ý thức được mình đang khóc. Hãy chắc chắn bé nhà bạn an toàn vì bé sẽ nhanh chóng thiếp đi. Bạn có thể vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé, chỉnh lại chăn và để lại bé tiếp tục ngủ.
Cơn ác mộng xuất hiện quanh độ tuổi 3-4 và bé thường bật dậy do cảm thấy sợ hãi.
Khi bé thức dậy vào ban đêm và khóc đòi bạn, hãy trấn an bé bình tĩnh rồi khuyến khích bé ngủ trở lại. Gợi ý dành cho bạn vẫn là vỗ nhẹ lên lưng con, đắp lại chăn cho bé và rời ra xa nhẹ nhàng. Tất nhiên bạn cần kiểm tra cho con như thay tã, xem xét các dấu hiệu thiếu an toàn... Hãy chắc rằng giường cũi dành cho bé đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành. Đừng để vật gì trên giường cũi làm cản trở đến hơi thở của bé, thú nhồi bông, chăn hoặc gối mềm có thể rơi lên mặt bé và làm bé nghẹt thở.
Nhớ không cần phải bật đèn ngủ và giữ sự tương tác giữ mẹ và bé ở mức tối thiểu.
Khuyến khích ngủ ngon
Bé bắt đầu biết “bám” mẹ và không muốn rời xa mẹ nhưng bạn nên để bé độc lập vào ban đêm giống như cách bạn kiểm soát nỗi sợ xa mẹ của con vào ban ngày (để bé lại với người trông trẻ, chẳng hạn).
Động viên bé đi ngủ với ôm và hôn, hãy để bé biết rằng, bé cần tự ngủ ngon cho dù bạn không nằm ngay cạnh bé. Nếu bé nhà bạn có món đồ chơi yêu thích hoặc một chiếc chăn mà bạn cảm thấy là an toàn, bạn có thể để bé ngủ cùng chúng. Đây là lúc bé tìm thấy một vài đồ vật trở thành quan trọng với mình.
Hãy mở cửa để bé nghe thấy những hoạt động của mẹ trong phòng kế bên. Điều này có thể giúp bé của bạn bớt cô đơn. Nếu bé không ngừng khóc và gào lên, một vài lời trấn an từ bên ngoài cửa (“Mẹ ở đây, con ngủ tiếp đi”, chẳng hạn) là một mẹo hiệu quả.
Thời điểm đưa bé đi khám
Đau khi mọc răng là khó khăn phổ biến với giấc ngủ của bé lứa tuổi này. Bác sĩ có thể gợi ý vài cách để giảm cơn đau mọc răng cho bé.
Hãy đưa bé đi khám nếu bé liên tục cáu kỉnh vì ngủ không ngon giấc. Có thể bé đang mắc một bệnh nào đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ngọc Huê
- Nhận biết nhiễm trùng đường tiểu (10:35:00 08/12/2010)
- Bé khóc thét khi thấy màu đen (07:33:00 07/12/2010)
- Ngủ chung với con (00:25:00 06/12/2010)
- Bé nôn cả ra đường mũi (07:57:00 03/12/2010)
- Khi bé nấc nhiều (07:56:00 02/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |