- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
6 vật có thể gây nguy hiểm cho tai bé
Cúc áo, đầu tăm bông... là những vật được bác sĩ gắp bỏ trong tai của không ít các bé.
1. Tăm bông
Nhiều cha mẹ ngạc nhiên vì tăm bông lọt vào danh sách nguy hiểm đối với đôi tai của bé. Trong thực tế, đầu tăm bông có thể chui vào lỗ tai của bé và ở yên trong đó cho đến khi được bác sĩ gắp ra.
Lời khuyên: Chỉ dùng tăm bông để vệ sinh những nếp gấp bên ngoài tai của bé, không bao giờ được nhét tăm bông vào trong ống tai của con. Ngoài ra, không nên cho bé chơi hoặc chạy nhảy khi chiếc tăm bông đang nhét vào tai. Nếu ngã, tăm bông có thể làm vỡ màng nhĩ hoặc rách ống tai.
2. Cúc áo
Cúc áo là mối nguy thực sự với những bé biết nhón vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Và chiếc cúc áo nhỏ xíu có thể được bé nhét vào tai, gây viêm tai, chảy mủ ở tai.
3. Hạt
Hạt đỗ nhỏ hay thậm chí là hạt to hơn như hạt bí cũng được không ít bé cố nhét vào tai như một trò chơi. Một số bé còn tin rằng, nhét hạt giống vào tai sẽ khiến hạt giống nảy mầm và cho ra hoa quả mới.
4. Hạt lạc
Ngoài hạt đỗ, hạt bí, có bé còn nhét hạt lạc vào lỗ tai mình. Trường hợp không thể gắp hạt lạc ra khỏi tai cho con, bạn cần đưa bé đến bác sĩ. Nếu hạt lạc nằm lại trong tai lâu, nó có thể trở nên mềm và càng khó khăn cho việc gắp ra ngoài.
5. Pin
Pin cúc áo có trong các đồ điện tử, đồ chơi và trở nên nguy hiểm nếu bị bé nhét vào trong tai. Nếu không được phát hiện sớm, pin cúc sẽ ăn mòn và làm hỏng màng nhĩ. Vì thế, cần đưa bé đi khám ngay nếu bạn nghi ngờ có pin cúc trong tai của bé.
6. Cục tẩy đầu nhọn
Cục tẩy trông giống đầu nhọn bút chì có thể chui tọt vào lỗ tai của bé. Vì thế, đừng chọn mua cho bé loại tẩy không an toàn này.
Ngọc Huê
- Sốt ở bé trong năm đầu đời (08:34:00 14/12/2010)
- 10 lời khuyên cho bé uống thuốc (10:31:00 12/12/2010)
- 6 trò vui cho bé dưới 1 tuổi (08:04:00 10/12/2010)
- 9 'bài tập' học nói hàng ngày (08:00:00 10/12/2010)
- Giấc ngủ của bé 8-12 tháng tuổi (07:59:00 09/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |