- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
10 lời khuyên cho bé uống thuốc
Khi nói đến việc dùng thuốc, đừng nghĩ ‘các bé là người lớn thu nhỏ’. Vì thế, điều quan trọng là làm sao để biết lượng thuốc bé uống là đủ, là đúng bệnh và an toàn.
Vài lời khuyên sau đây giúp ích cho bạn trong việc dùng thuốc khi bé ốm:
1. Đọc và làm theo chỉ dẫn mỗi lần cho bé uống thuốc: Chú ý đặc biệt đến hướng dẫn sử dụng và cảnh báo. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới hoặc tác dụng phụ không mong muốn từ bé nhà bạn (hoặc thuốc không phát huy tác dụng), cần hỏi ý kiến bác sĩ nhũ nhi ngay lập tức.
Cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống.
2. Không bao giờ đoán về số lượng thuốc cần dùng: Nửa liều thuốc của người lớn có thể nhiều hơn so với nhu cầu của bé nhà bạn hoặc là chưa đủ liều. Cần đọc kỹ và tuân theo chỉ dẫn trên bao bì.
3. Biết chữ viết tắt cho thìa (tablespoon – tbsp, thường là thìa đi kèm với hộp thuốc) và thìa cafe (teaspoon – tsp). Không nên nhầm lẫn giữa chúng. Bạn cũng nên hiểu chữ viết tắt cho miligam (mg), mililit (mL) và ounce (oz).
4. Tránh tự đổi định lượng: Nếu hướng dẫn ghi là 2 thìa nhưng bạn lại dùng mL để ước lượng thì có thể bạn đang ước lượng sai.
5. Không bao giờ đi ngược lại lời khuyên của bác sĩ.
6. Tránh dùng gấp đôi liều: Thảo luận với bác sĩ khi cho bé dùng hai liều thuốc cùng một lúc để tránh quá liều hoặc gây tương tác không mong muốn.
7. Thực hiện theo khuyến nghị về trọng lượng và độ tuổi: Nếu hướng dẫn ghi không dùng cho bé dưới một độ tuổi (hoặc trọng lượng) nhất định thì bạn nên làm theo. Nếu còn băn khoăn, hãy hỏi bác sĩ.
8. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng cách: Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.
9. Nhớ cảnh báo “Để thuốc xa tầm tay trẻ em”: Ngày nay, nhiều loại thuốc được thêm hương vị để giấu vị đắng của thuốc. Đó là lý do cần giữ tất cả các loại thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay của bé.
10. Luôn kiểm tra gói thuốc để tránh dấu hiệu giả mạo: Không bao giờ mua hoặc sử dụng thuốc khi gói thuốc bị rách, có vết cắt hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Thông báo điều nghi ngờ với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngọc Huê (Theo Babyzone)
- 6 trò vui cho bé dưới 1 tuổi (08:04:00 10/12/2010)
- 9 'bài tập' học nói hàng ngày (08:00:00 10/12/2010)
- Giấc ngủ của bé 8-12 tháng tuổi (07:59:00 09/12/2010)
- Nhận biết nhiễm trùng đường tiểu (10:35:00 08/12/2010)
- Bé khóc thét khi thấy màu đen (07:33:00 07/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |