- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
8 tuần tuổi, bé biết mỉm cười vui vẻ.
Nhận biết nhiễm trùng đường tiểu
Khi mắc nhiễm trùng đường tiểu (UTI - urinary tract infection), bạn có thể nhận thấy nước tiểu của con có mùi khó chịu. Đó là do các vi khuẩn gây bệnh cư trú ở hệ thống đường tiểu gây nên.
Các bé gái dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn các bé trai. Nguyên nhân bởi vì ống đái (urethras) của bé gái ngắn hơn so với bé trai. Ống đái ngắn nghĩa là vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây nhiễm trùng.
Một số vi khuẩn gây UTI có thể sinh sống bình thường trong ruột. Mỗi lần bé đi tiêu thì một số ít vi khuẩn gây bệnh lại bị đào thai ra bên ngoài theo phân. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi đi tiêu, vi khuẩn có thể bám ở bề mặt da của bé. Ở những bé gái, vi khuẩn từ hậu môn có thể lây lan gần ống đái. Từ đây, vi khuẩn có khả năng đi sâu vào ống đái, gây kích thích mỗi lần bé đi tiểu. Sau đó, vi khuẩn tiếp tục đi từ ống đái vào bàng quang. Khi ấy, chúng sẽ gây nhiễm trùng bóng đái – một dạng của nhiễm trùng đường tiểu.
Chứng nhiễm trùng bọng đái còn được gọi là viêm bóng đái (cystitis), gây nên các kích ứng khó chịu ở đây. Đôi khi, vi khuẩn gây bệnh còn lây lan rộng khắp, chẳng hạn, vi khuẩn đi lên thận, gây nhiễm khuẩn thận. Đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng vì nó có thể phá hủy thận và khiến bé bị ốm nặng.
Có một số câu hỏi nếu đáp án là “có” thì bạn nên nghi ngờ con mình đang mắc nhiễm trùng đường tiểu:
- Bé có bị đau nhói hoặc đau như ong chích khi đi tiểu?
- Bé có đi tiểu nhiều hơn bình thường (tiểu rắt)?
- Bé chỉ đi được một ít nước tiểu ở mỗi lần?
- Bé phải thức giấc nhiều lần trong đêm để đi “tè”?
- Bé đi tiểu có lẫn máu?
- Nước tiểu có mùi khó chịu?
Nếu nhận thấy có bất thường trong việc đi tiểu của bé, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám. Nhiễm trùng đường tiểu là nặng khi nó gây sốt, ớn lạnh, đau xương sườn dưới, bụng dưới... cho bé.
Điều trị
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng bệnh ở bé. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu, bé sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu. Mẫu nước tiểu của bé được đựng trong một chiếc cốc nhựa để bác sĩ tiến hành phân tích.
Ngọc Huê
- Bé khóc thét khi thấy màu đen (07:33:00 07/12/2010)
- Ngủ chung với con (00:25:00 06/12/2010)
- Bé nôn cả ra đường mũi (07:57:00 03/12/2010)
- Khi bé nấc nhiều (07:56:00 02/12/2010)
- Kỹ năng của bé 13-14 tháng tuổi (09:11:00 01/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |