Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phát triển giác quan cho bé (1-2 tuổi)

07:43:40 30/11/2010

Giai đoạn này, bé đang trưởng thành nhanh chóng, bởi bé hiểu biết đa dạng hơn về thế giới xung quanh. Các giác quan giúp bé nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm vào được hỗ trợ phát triển cho bé.

Thị giác

Từ 1 đến 2 tuổi, tầm nhìn được cải thiện đáng kể. Ở tuổi lên 2, thị giác có thể đạt 20/20, bé có thể quan sát được tất cả các chi tiết cũng như màu sắc.

Vai trò của cha mẹ là cung cấp nhiều thông tin qua hình ảnh cho con. Sách tranh, đồ chơi đầy màu sắc... là món quà phù hợp cho bé để khám phá và tìm hiểu đồ vật.
Hãy thường xuyên đưa bé đi chơi bên ngoài. Công viên, siêu thị, nhà cửa... là những điểm tham quan thú vị, đầy hình ảnh và màu sắc cho bé.

Thính giác

Con của bạn có thể đáp ứng các yêu cầu từ bạn trước khi bé biết nói thành thạo; chẳng hạn: “Nhặt quả bóng cho mẹ”, “Đưa cái mũ này cho bố”... và nhận thức được tên đồ vật quen thuộc và các thành viên trong nhà.

Khoảng 15 tháng tuổi, bé có thể chỉ đến các bộ phận cơ thể khác nhau. Điều này giúp bé có chức năng nghe tốt và kỹ năng ngôn ngữ đang phát triển. Dù bé đã biết một số từ thì phần lớn bé vẫn thể hiện mong muốn hoặc mè nheo bằng các cử chỉ không lời. Bé cũng thích nghe hát và âm nhạc, cười và la hét với cha mẹ trong công viên hoặc hứng chí với một câu chuyện của mẹ trước giờ đi ngủ.

Hương vị và mùi

Bé bắt đầu bộc lộ rõ ràng cho bạn biết khẩu vị riêng, những món yêu thích và những món không. Ở độ tuổi này, thức ăn của bé không được nêm nhiều gia vị. Mì, sữa và thịt gà có xu hướng được nhiều bé ưa thích.

Nhưng đừng quên cho bé thử nhiều hương vị để bé ăn uống đa dạng. Nghiên cứu cho thấy, có thể mất một vài lần trước khi bé chấp nhận một mùi vị mới. Chỉ cần bạn tiếp tục cho bé thử những món mới và một ngày, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên vì ngoan ngoãn chấp nhận món ăn đó.

Giúp bé phân biệt mùi vị bằng cách dùng từ miêu tả với một món ăn trong gia đình hoặc ở nhà hàng.

Chạm vào

Đừng quên là những ngón tay nhỏ bé ở độ tuổi này thích chạm vào mọi thứ. Nhớ là phải đảm bảo ngôi nhà của bạn an toàn để khuyến khích bé tìm hiểu càng nhiều càng tốt.

Bé cũng biết dùng tay để biểu lộ sự tức giận hoặc gây chú ý, do đó, đừng ngạc nhiên vì bé liên tục dùng tay để đánh. Nên dạy bé không được đánh người khác. Ban đầu, việc đánh lạc hướng mỗi khi bé chuẩn bị đánh là điều cần thiết; tuy nhiên, có thể dùng cách tạm cách ly nếu bé vẫn tiếp tục đánh bạn chơi cùng.

Những dấu hiệu cần quan tâm

Nếu nghi ngờ bé có biểu hiện bất thường ở thị giác, bạn cần cho con đi khám sớm:

- Đôi mắt của bé luôn lờ đờ.

- Không có khả năng nhìn thấy hay nhận ra vật thể ở xa.

- Đôi mắt không cử động cùng nhau.

- Thường xuyên nheo mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

- Các bệnh ở mắt...

Nếu có bất thường ở thính giác như bé không bập bẹ, không đáp ứng các yêu cầu đơn giản của bạn, bị viêm tai... thì cũng nên cho bé đi khám.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo