- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Mẹo tránh lãng phí thức ăn
Vài bí quyết sau giúp bạn sử dụng thức ăn thừa hiệu quả.
1. Sử dụng thức ăn thừa càng sớm càng tốt
Một trong những kiểu lãng phí thức ăn thừa chính là bảo quản chúng không đúng cách trong tủ lạnh quá lâu. Khi đó, bạn sẽ không còn cơ hội để tái sử dụng thức ăn còn thừa. Do đó, cần chú ý hơn đến việc bảo quản những thực phẩm dễ hỏng và sử dụng chúng càng sớm càng tốt.
2. Sắp xếp tủ lạnh (ngăn để thức ăn trên kệ bếp) theo ngày hết hạn sử dụng
Nhận biết hạn sử dụng của các loại thực phẩm là quan trọng. Điều này giúp bạn biết dùng đồ ăn trước khi bị hỏng. Thay vì nhồi nhét tất cả những thứ đã mua vào tủ lạnh (hay ngăn để thức ăn trên kệ bếp), nên xếp thực phẩm đã được mua trước và còn ít hạn dùng nằm trong tầm mắt và dùng trước (khi có nhu cầu).
3. Hiểu rõ về các khẩu phần
Dù nấu cho ít (hay nhiều người) thì việc xác định lượng thức ăn cần nấu luôn là thử thách đối với người nội trợ. Bạn cần cân đối bữa ăn (sao cho cả gia đình vẫn no và lại không thừa nhiều thức ăn). Để xác định chính xác lượng thức ăn cần thiết, tham khảo những mẹo sau:
- Đọc công thức món ăn thật cẩn thận. Phần lớn các công thức món ăn đều được hướng dẫn theo khẩu phần. Do đó, hãy dựa vào chúng để dự đoán lượng thức ăn cần nấu tương ứng với số lượng người sẽ dùng bữa.
- Cẩn trọng với khẩu phần cho các bé. Các bé thường ăn ít hơn so với người lớn.
- Chuẩn bị bảo quản thức ăn thừa. Chuẩn bị sẵn những hộp đựng để bạn có thể bảo quản thức ăn thừa ngay sau khi bữa ăn kết thúc thay vì tiện tay vứt thức ăn thừa vào thùng rác.
4. Lên kế hoạch sử dụng thức ăn còn thừa
Lập kế hoạch cho bữa ăn là điều cần thiết nếu như bạn đang tiết kiệm chi tiêu. Cần đảm bảo rằng bạn phải sử dụng tất cả các nguyên liệu sẽ mua. Đồng thời, nên nghĩ cách sử dụng tiếp những nguyên liệu còn dư trong những món ăn sẽ nấu sau đó.
5. Không mua sắm nếu không có nhu cầu thật sự
Lên danh sách những thứ cần mua là cách giúp bạn không mua thừa những thứ không cần dùng đến. Trước hết, bạn cần lên kế hoạch nấu nướng, dự kiến những nguyên liệu cần dùng cho các món ăn sẽ chế biến, từ đó mới có cơ sở để xác định những thứ thật sự cần mua.
6. Học cách làm phân bón từ rác thải
Vứt bỏ những thực phẩm đã bị hỏng là điều hiển nhiên. Nhưng thay vì đổ chúng vào thùng rác, bạn có thể tận dụng thức ăn, thực phẩm thừa để ủ làm phân bón cho những chậu cây cảnh hay rau xanh. Để học cách làm phân, hãy tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet… Như vậy, bạn không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí dành cho việc mua phân bón chăm sóc cây cảnh, mà bạn còn góp phần mang lại lợi ích cho môi trường.
Theo Phunuonline
- Công dụng của rau cải cúc (13:50:00 20/03/2012)
- 2 món sinh tố tốt cho da nhờn (10:18:00 19/03/2012)
- Dùng chảo chống dính đúng cách (10:50:00 15/03/2012)
- Bữa sáng ngon với miến xào cua (10:49:00 15/03/2012)
- Cách giải tỏa stress tự nhiên (14:17:00 14/03/2012)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |