- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Mẹo nấu món giả cầy
Giả cầy là món ăn quen thuộc trong mùa đông và có mặt trong thực đơn Tết của nhiều gia đình. Xin mách bạn một số bí quyết nhỏ để món ăn thành công hơn.
Nguyên liệu nấu giả cầy là chân giò, có nhiều ý kiến về việc chọn chân sau hay chân trước. Người thì chọn chân sau, người thì ngược lại. Thực ra bạn không cần băn khoăn nhiều về điều này mà nên chọn theo sở thích của mình: thích nhiều thịt thì chọn chân sau, thích da và gân sần sật kiểu ''dân nhậu" thì chọn chân trước.
Các gia vị (riềng, nghệ, mẻ, mắm tôm, nước mắm...) cần được ướp đủ thời gian. Thời gian ướp càng lâu thì thành phẩm càng có hương vị đậm đà. Ít nhất bạn cũng nên để một tiếng đồng hồ trước khi nấu.
Các hàng thịt thường đốt chân giò sẵn để bán cho những người mua nấu giả cầy. Nhưng nếu không mua được loại này, bạn cần đốt trước khi chặt nấu để món ăn ngon và đẹp mắt hơn. Lý tưởng nhất là đốt bằng rơm, nhưng với điều kiện của các bà nội trợ thành phố hiện nay thì đốt bằng giấy hay bếp gas cũng tốt. Thậm chí bạn có thể dùng chế độ nướng của lò vi sóng, nhưng hãy cẩn thận đừng nướng chín mà chỉ để sém ngoài da thôi. Khi đốt chân giò, chú ý trở đều để không có tình trạng chỗ cháy đen, chỗ trắng nhợt.
Khi nấu giả cầy, bạn cần để lửa nhỏ để ninh lâu cho mềm. Nhưng món ăn sẽ thất bại nếu bạn ninh lâu đến mức thịt da mềm nhũn, đụng đến là rời cả ra. Hãy đun cho đến lúc nào miếng móng giò mềm vừa phải, vẫn còn độ sần sật là được. Nếu ninh bằng nồi áp suất, bạn chỉ nên cho chút xíu nước thôi vì nước trong nồi không bị bốc hơi nhiều.
Bạn có thể giữ lại một phần riềng đã giã, chỉ cho vào khi nồi giả cầy gần nấu xong. Phần riềng chưa bị hầm kỹ này sẽ giữ lại được nhiều hương vị và món ăn sẽ thơm ngon hơn.
Món giả cầy của bạn thành công nếu miếng thịt vàng, ngấm gia vị đậm đà, nước sền sệt, vàng sánh.
Theo Báo Đất Việt
- Tai lợn ngâm dấm đường (09:54:00 26/01/2011)
- Khéo tay làm giò xào (10:32:00 25/01/2011)
- Công dụng chữa bệnh của rau răm (10:31:00 25/01/2011)
- Lạ miệng với gà xào xoài chín (00:30:00 25/01/2011)
- Cá xốt trứng vịt muối (09:11:00 20/01/2011)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |