- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Dùng nồi áp suất an toàn
Nồi áp suất hiện đại được thiết kế với nhiều tính năng an toàn đặc biệt, nhằm hạn chế những nguy hiểm thường gặp của các loại nồi áp suất cũ.
Khi sử dụng, bạn vẫn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
1. Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
2. Trước khi nấu, cần kiểm tra các bộ phận như phần nắp ở cả hai phía: bên trong và bên ngoài, van, đèn báo …, đảm bảo chúng luôn được lau chùi sạch sẽ. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra miếng đệm cao su lót ở phần miệng nồi và thay ngay nếu chúng bị cứng, không còn độ co giãn.
3. Không để thức ăn đầy quá 2/3 dung tích của nồi (đối với những thực phẩm có thể nổi nhiều bọt trong quá trình nấu, các loại đậu và gạo, hoặc những thứ có nhiều nước, chỉ nên nấu ở mức ½ dung tích của nồi).
4. Khi nồi đã đạt đến mức áp suất cao, chú ý hạ ngay nhiệt độ của nồi xuống vì phần nhiệt độ còn lại có thể làm thức ăn chín quá mức cần thiết. Loại nồi áp suất điện có hai hệ thống nấu: khi mức áp suất trong nồi tăng do nhiệt độ quá cao, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ sẽ tự động chuyển sang chế độ nấu có nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Còn với nồi đun bằng bếp gas, khi đã đạt đến mức áp suất cao, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình nhằm duy trì mức áp suất ổn định của nồi.
5. Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng không bốc vào mặt.
3 cách làm giảm áp suất
Giảm áp suất tự nhiên:
Đây là cách giảm áp suất phù hợp với các món thịt, những thức ăn tạo nhiều bọt khi nấu hoặc những món lỏng, có nhiều nước. Rất đơn giản, bạn chỉ cần để nồi nguội hoàn toàn, áp suất sẽ giảm theo một cách tự nhiên.
Giảm áp suất bằng nước lạnh:
Là phương pháp nhanh nhất để làm giảm áp suất và là lựa chọn phù hợp khi nấu các loại rau, củ. Quá trình nấu nhanh chóng kết thúc sẽ tránh cho rau, củ không bị mềm nhũn, chín quá mức. Hãy đặt nồi áp suất vào bồn nước, giữ nồi nằm ở một góc xiên và cho nước chảy lên phần viền bên ngoài của nắp nồi sao cho nước chỉ chảy lên phần nắp. Tuyệt đối không được để nước chảy trực tiếp vào lỗ thông hơi hoặc phần van của nồi.
Giảm áp suất nhanh chóng:
Phương pháp này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn cho thêm một số nguyên liệu vào món ăn, vi dụ như cho thêm rau vào sau khi đã hầm xong phần thịt… Các loại nồi áp suất hiện nay đều có thiết kế một loại van đặc biệt để sử dụng trong trường hợp muốn giảm nhanh áp suất. Bạn chỉ cần dùng một cái muỗng nhấn vào van là ngay lập tức áp suất sẽ giảm nhanh chóng.
Cần chú ý là không sử dụng phương pháp này đối với những thức ăn nhiều nước hoặc có xu hướng nổi bọt trong quá trình nấu vì phần bọt sẽ gây bít van. Phương pháp này cũng không áp dụng đối với các món có thịt vì việc giảm áp suất nhanh chóng có thể làm thịt bị cứng lại.
Theo Phunuonline
- 3 'không' khi uống bia (20:09:00 12/05/2010)
- Mẹo giặt đồ tơ lụa (08:37:00 12/05/2010)
- Cách nấu cháo vịt (08:52:00 11/05/2010)
- 7 tác dụng của quả cam (14:21:00 09/05/2010)
- Mẹo lau chùi với dấm (08:26:00 07/05/2010)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |