- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
Nhận biết thịt lợn không an toàn
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, thịt lợn kém chất lượng (hoặc lợn bệnh, lợn chết) thường có màu đỏ bầm, nhũn nhão, độ đàn hồi kém, rỉ dịch nhiều, cắt sâu vào sẽ có máu (do lợn chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể).
Nếu lợn chết đã lâu: thịt lợn sẽ có mùi hôi, lớp bì tím bầm, nước luộc đục, không thơm...
Thịt lợn tươi ngon có màng ngoài khô, không bị nhớt. Thịt lợn có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, khối thịt săn chắc, không nhũn nhão, không rỉ dịch, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Các thớ thịt đều. Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại; lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu. Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm, không có mùi lạ.
Thịt bị bơm nước: đường cắt bị rỉ nước nhiều, cơ dãn, thịt tái màu. Khi mua, người tiêu dùng nên dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu trên thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra là miếng thịt tươi. Các thớ thịt phải đều, màng ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc. Ngoài ra, các bà nội trợ cũng cần lưu ý không nên mua thịt, mỡ có màu vàng vì có thể lợn bị bệnh sắc tố, lợn gạo, lợn bị nhiễm ký sinh trùng...
Thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng: thường tích nhiều nước, có độ săn chắc kém.
Miếng thịt nhiễm giun xoắn: khi thái sẽ có những đốm trắng to bằng đầu kim.
Thịt nhiễm sán: sẽ có những hình sợi (hoặc hình bầu dục to) bằng hạt đậu có mầu trắng nằm dọc theo các thớ thịt.
Thịt ướp urê (hoặc hàn the): khi cầm vào miếng thịt thấy cứng hơn, không còn cảm giác mềm mại và độ dẻo dính như thịt tươi.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- 2 món với lườn gà (09:42:00 03/05/2010)
- Chữa bệnh, làm đẹp từ hoa hồng (13:19:00 26/04/2010)
- Nộm bưởi thịt cua (17:14:00 24/04/2010)
- 2 chứng đau hay gặp ở tuổi 30 (08:24:00 21/04/2010)
- Kinh nghiệm làm sữa chua (11:00:00 18/04/2010)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |