- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những món ngon ngày Tết như: Lưỡi heo nấu đậu, bò hầm khoai tây hay lạ miệng ...
-
Lẩu cá chép nấu riêu và món gà xào rau củ hạnh nhân...
-
Những sản phẩm hội tụ đầy đủ nhu cầu về chức năng cùng thiết kế...
-
Với cách làm bánh Pizza này, bạn có phần đế bánh giòn tan cùng lớp nhân thơm ...
-
Món chè có vị bùi bùi của sắn quyện với mùi thơm của gừng có tác dụng làm ấm ...
-
Món bánh cầu vồng này không chỉ ăn ngon mà làm quà tặng cũng sẽ rất tuyệt.
-
Bánh đúc nóng mềm mượt được ăn kèm nhân thịt đậm đà và nước chấm mặn ngọt rất ...
-
Phở rán phồng vỏ bên ngoài giòn tan, còn bên trong lại mềm.
-
Cách làm nem chay, canh nấm và đĩa rau củ luộc...
15 phút cho món lẩu
Chỉ 15 phút trổ tài bạn sẽ có được món lẩu ngon, giàu chất dinh dưỡng để thưởng thức và chiêu đãi bạn bè.
Lẩu mắm Nam bộ
Lẩu mắm Nam bộ rất được ưa chuộng bởi vị thơm ngọt của mắm cá sặc, tôm tươi... Kết hợp với các loại rau ăn kèm, bạn sẽ có một món lẩu ngon và lạ cho những bữa ăn cuối tuần.
Nguyên liệu: cà tím 1/2 quả, tôm tươi 100gr, thịt quay 100gr, mực ống 100gr, mắm cá sặc 100gr, nước mắm chanh, ớt, rau húng, diếp cá…
Cách chế biến: Mắm cá sặc nấu lên cho tan, lấy nước bỏ xương. Cà tím để nguyên vỏ, thái miếng vừa ăn. Thả cà tím, tôm tươi (có thể bóc vỏ tuỳ từng khẩu vị), mực cắt miếng vào nồi nước mắm cá sặc. Nêm gia vị vừa miệng. Khi ăn, đun sôi nước lẩu rồi lần lượt cho các loại rau: rau muống bào, rau chuối, rau nhút, rau đắng, bông súng, rau húng, diếp cá vào ăn cùng.
Thưởng thức: Ăn kèm với bún và nước mắm chanh, ớt. Lẩu mắm có vị cay của ớt, hương của cá sặc, và ngọt của các loại hải sản. Món này hợp với những ngày tiết trời lạnh. Nếu muốn ăn nhiều rau, bạn có thể dùng thêm: kèo nèo, giá, hành lá…
Lẩu cá thác lác mướp đắng (khổ qua)
Món lẩu này còn rất thích hợp với tiết trời mát mẻ. Món ăn sẽ hoàn thiện hơn nếu được thưởng thức cùng với nước mắm, chanh, ớt.
Nguyên liệu: Mướp đắng (khổ qua): 1 quả 150gr, cá thác lác 100gr, một lít nước lã, gia vị, bột nêm, hành, ngò gai, nước mắm chanh, ớt, nấm rơm.
Cách chế biến: Mướp đắng rửa sạch, bóc ruột, cắt theo từng miếng vừa ăn. Nấm rơm rửa qua, để ráo rồi thái đôi. Cá cho vào tô đánh lên cho thật dai. Đun nước sôi lên, bỏ cá vào, chờ khi nước dùng sôi lại bỏ tiếp mướp đắng vào. Nêm gia vị, bột nêm vừa dùng. Hành, ngò gai thái nhỏ bỏ vào khi lẩu sôi. Lẩu cá thác lác khổ qua ăn mát, có vị ngọt thanh của cá và mướp đắng.
Thưởng thức: Ăn kèm với bún, nước mắm ớt. Món ăn này rất thích hợp cho những dịp trổ tài cuối tuần. Đây là món ăn dễ làm, mà lại ngon miệng, bổ dưỡng, có tính giải nhiệt cao (vì mướp đắng rất mát và cá có nhiều đạm). Món này tuỳ theo khẩu vị mà có thể nêm ít đường để giảm vị đắng của khổ qua. Để món lẩu này được ngon, bạn nên chọn những trái khổ qua tươi, không quá non cũng không quá chín.
Lẩu Thái
Nguyên liệu: Bịch tôm chua 200gr, nghêu sống 80gr, tôm tươi 100gr, mực ống 100gr, thịt bò 100gr, nấm rơm 50gr, rau muống, rau nhút.
Cách chế biến: Nghêu và tôm rửa sạch (tôm có thể bóc vỏ hoặc không tuỳ theo người ăn), để ráo nước. Mực ống làm sạch, xắt khoanh tròn (hoặc miếng vừa ăn), thịt bò thái lát mỏng. Nấm rơm rửa sạch, xắt đôi. Đun nước tôm chua cay lên chờ sôi, nêm vừa ăn thả tất cả nguyên liệu vào. Món lẩu sẽ có vị ngọt của nghêu, tôm, mực, thịt bò và vị cay của nước lẩu. Đây là món ăn không đòi hỏi công phu, đơn giản, chế biến nhanh.
Thưởng thức: Món ăn không quá béo, thực khách sẽ cảm nhận được vị hài hoà của nước lẩu và các loại rau đi kèm như rau nhút, rau muống. Ăn cùng với bún. Dùng nước chấm mắm ớt. Món này có vị hơi cay, nhưng khá ngon, nhất là vào trời lạnh.
Khi chọn tôm, bạn không nhất thiết phải mua tôm to, có thể loại tôm mình vừa (khoảng bằng ngón tay), nếu có đầu tôm, bạn đừng bỏ đi mà rửa qua rồi cho vào ninh lấy nước, đảm bảo nồi nước lẩu sẽ có vị đậm đà hơn. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm váng đậu khô vào lẩu ăn dai dai và lạ miệng. Món kem táo được xem là hợp khẩu vị nhất để tráng miệng sau khi ăn lẩu Thái.
Bạn đừng quên! Bếp từ là sự lựa chọn rất phù hợp cho việc nấu lẩu, nhưng cần phải để xa tầm với của trẻ em. Dùng bếp điện từ cần có những loại nồi thích hợp. Chỉ dùng được với những nồi chảo có đáy phẳng và nhiễm từ như nồi inox ba lớp đáy… Ăn lẩu cần dùng chén và đũa. Một đôi đũa tốt nhất là đũa tre, đũa xơ dừa… không nên dùng đũa nhựa, đũa inox… Nên chọn đũa có độ dài gấp 1,5 lần khoảng cách giữa ngón tay cái duỗi ra và ngón tay trỏ sẽ khiến phong thái bạn đẹp hơn trong khi ăn. |
- Bữa tiệc lạ miệng (14:58:00 11/10/2008)
- 7 món ăn sáng (14:58:00 11/10/2008)
- 3 cách chế biến trứng ngỗng (15:21:00 09/10/2008)
- Cách phòng trừ kiến (11:59:00 09/10/2008)
- Mẹo khi sử dụng bếp gas (11:38:00 08/10/2008)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |