Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tinh hoàn ẩn ở bé
09:03:50 21/12/2010
Hẹp bao da qui đầu, bướu máu và tinh hoàn ẩn là 3 bệnh thường gặp tại phòng khám ngoại (phòng C8) của Bệnh viện Nhi Đồng 1. Trong đó, tinh hoàn ẩn hay (còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn) khá phổ biến.
Định nghĩa
Khi tinh hoàn không nằm ở vị trí bình thường (ở bìu), mà nằm ở các vị trí khác như lổ bẹn nông, lổ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Cách phát hiện tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi sờ không thấy đủ hai tinh hoàn ở bìu. Tuy nhiên, phụ huynh nên mang bé đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.
Mối nguy hiểm
Tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm. Ba biến chứng nguy hiểm là vô sinh, xoắn tinh hoàn và ung thư hóa.
Tinh hoàn ẩn có thể mổ hở hay mổ nội soi. Mục đích của phẫu thuật là mang tinh hoàn xuống bìu. Tuổi thích hợp để mổ là 1-2 tuổi. Nếu mổ ở tuổi quá 2 tuổi thường tinh hoàn kém phát triển, xơ teo do nằm lâu ở vị trí bất thường.
Lý do phải chờ đến 1 tuổi mới mổ
Không mổ khi quá nhỏ tuổi vì hai lý do:
- Một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi.
- Mổ ở tuổi nhỏ dễ phạm phải các mạch máu nhỏ nuôi tinh hoàn, nguy hiểm.
Vì vậy, nên đợi đến khi bé 1 tuổi nếu tinh hoàn không tự xuống thì mới mổ.
Lưu ý: Thỉnh thoảng nên kiểm tra xem bé có đủ hai tinh hoàn không. Nếu thấy thiếu, nên mang bé đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Định nghĩa
Khi tinh hoàn không nằm ở vị trí bình thường (ở bìu), mà nằm ở các vị trí khác như lổ bẹn nông, lổ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.
Cách phát hiện tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi sờ không thấy đủ hai tinh hoàn ở bìu. Tuy nhiên, phụ huynh nên mang bé đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.
Mối nguy hiểm
Tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm. Ba biến chứng nguy hiểm là vô sinh, xoắn tinh hoàn và ung thư hóa.
Cách điều trị và theo dõi
Tinh hoàn ẩn có thể mổ hở hay mổ nội soi. Mục đích của phẫu thuật là mang tinh hoàn xuống bìu. Tuổi thích hợp để mổ là 1-2 tuổi. Nếu mổ ở tuổi quá 2 tuổi thường tinh hoàn kém phát triển, xơ teo do nằm lâu ở vị trí bất thường.
Lý do phải chờ đến 1 tuổi mới mổ
Không mổ khi quá nhỏ tuổi vì hai lý do:
- Một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi.
- Mổ ở tuổi nhỏ dễ phạm phải các mạch máu nhỏ nuôi tinh hoàn, nguy hiểm.
Vì vậy, nên đợi đến khi bé 1 tuổi nếu tinh hoàn không tự xuống thì mới mổ.
Lưu ý: Thỉnh thoảng nên kiểm tra xem bé có đủ hai tinh hoàn không. Nếu thấy thiếu, nên mang bé đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Bs Vũ Ngọc Bảo (Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đồng 1)
Tin liên quan
- Không để bé đi mẫu giáo muộn (10:31:00 19/12/2010)
- Bé 5 tháng tuổi hay trớ sữa (09:12:00 17/12/2010)
- Giai đoạn quan trọng phát triển trí não (15:46:00 16/12/2010)
- Mẹ nhá cơm, bé có thể lây viêm dạ dày (09:22:00 15/12/2010)
- Băn khoăn về bế ru con ngủ (09:13:00 14/12/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Tinh hoàn ẩn ở bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo