- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 5 tháng tuổi hay trớ sữa
'Con tôi 5 tháng tuổi, rất hay trớ sữa. Tại sao các bé lại hay bị trớ sữa? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Trớ sữa như thế nào là bất thường, thưa bác sĩ?'.
BS Đinh Thạc giải đáp:
Tình trạng trớ sữa hay xảy ra ở bé sơ sinh và bé còn nhỏ, đó là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của bé. Vì dịch trong dạ dày là dịch axit, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến bé sợ khi bú.
Bên cạnh đó, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến bé dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi do dịch dạ dày. Đôi khi, bé bị tím tái do trớ sữa vì dịch axit dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản và gây ức chế hô hấp khiến bé ngưng thở. Do đó trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với bé, đặc biệt là bé sơ sinh. Bệnh này nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi bé được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.
Cách khắc phục:
- Sau khi cho bé bú xong, cần bế đứng bé lên và vỗ lưng bé để bé ợ hơi được, mục đích giảm lượng hơi mà bé nuốt phải trong dạ dày cũng dễ gây kích thích bé trớ.
- Khi bé nằm, cần cho bé nằm cao đầu cũng như thân mình phía trên để tránh trào ngược. Nếu bé bị trớ sữa thì nghiêng bé sang một bên ngay để không bị hít vào phổi. Tuyệt đối tránh bế xốc bé lên khi trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch vào phổi.
- Cho bé bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày quá mức. Có thể cho bé dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
- Sử dụng các thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản như Motilium, Primperan, Omeprazol, Gel de Polysilen… theo hướng dẫn của bác sĩ khám và điều trị.
- Trường hợp bất thường: trong một số trường hợp trào ngược nặng nề quá gây viêm phổi thường xuyên hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé thì có thể phải can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa lại van giữa thực quản và dạ dày.
BV Nhi Đồng 1
- Giai đoạn quan trọng phát triển trí não (15:46:00 16/12/2010)
- Mẹ nhá cơm, bé có thể lây viêm dạ dày (09:22:00 15/12/2010)
- Băn khoăn về bế ru con ngủ (09:13:00 14/12/2010)
- Các câu hỏi về bệnh thận ở bé (10:45:00 12/12/2010)
- Bé nổi hạch bên phải cổ (09:22:00 10/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |