- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm phổi ở bé sơ sinh
Viêm phổi sơ sinh thường gặp ở cả 4 mùa trong năm, tuy nhiên dễ mắc hơn vào mùa thu - đông.
Đây là một căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, nếu không điều trị triệt để sẽ dễ mắc lại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của bé. Căn bệnh này tuy không lây, nhưng nếu là bé sinh đôi, hoặc với bé cùng độ tuổi tiếp xúc quá gần gũi thì nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.
Các biểu hiện
Cha mẹ có thể phán đoán xem, liệu có phải bé đã mắc viêm phổi sơ sinh hay không, qua các cách:
- Đếm nhịp thở: Theo quy chuẩn của WHO, đối với bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi, trong trạng thái tĩnh, số nhịp thở trong mỗi phút là 60 lần. Nếu con số này vượt quá 60, bé đã có biểu hiện mắc bệnh.
- Quan sát ngực: Khi bé gặp trở ngại về đường hô hấp, mỗi khi thở sẽ gây ra một vết lõm rõ rệt trên ngực. Cùng với việc đếm nhịp thở, hãy quan sát xem tình trạng vết lõm thế nào để chẩn đoán bệnh cho con.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Khi bé bị viêm phổi, nguyên nhân đầu tiên cha mẹ thường nghĩ tới là do thời tiết lạnh. Tuy nhiên đó chỉ là một tác nhân, còn những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thực ra đã có từ rất sớm.
- Thiếu dưỡng khí: Thai nhi trong tử cung thiếu dưỡng khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đi kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối, để phát hiện tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Nôn, trớ khi bú mẹ: Bé sơ sinh, nhất là bé thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Trong các trường hợp này, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều triệu chứng càng nặng, gây ra viêm phổi. Vì vậy khi cho bé bú, người mẹ cần hết sức thận trọng. Không nên ép bé bú nhiều, bú nhanh, mỗi lần bú nên dừng có liều lượng dù bé vẫn còn đòi ăn.
- Do môi trường: Khi bé còn trong bụng mẹ, môi trường sống thiếu vệ sinh của người mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi. Sau khi bé ra đời, khả năng nhiễm bệnh càng cao hơn nếu môi trường sống không sạch sẽ. Tiệt trùng các đồ dùng của bé; rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với bé. Tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, nếu mẹ bị cảm, phải đeo khẩu trang khi cho bé bú.
- Các nguyên nhân khác: Các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cha mẹ cần mời bác sĩ chuyên khoa điều trị triệt để ngay.
Theo An Ninh Thủ Đô
- Tinh hoàn ẩn ở bé (09:33:00 21/12/2010)
- Không để bé đi mẫu giáo muộn (10:31:00 19/12/2010)
- Bé 5 tháng tuổi hay trớ sữa (09:12:00 17/12/2010)
- Giai đoạn quan trọng phát triển trí não (15:46:00 16/12/2010)
- Mẹ nhá cơm, bé có thể lây viêm dạ dày (09:22:00 15/12/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |