- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cẩn trọng khi tắm lá cho con
Mùa hè, nhiều gia đình tự lấy các loại lá, đun sôi lấy nước tắm cho bé. Trong Đông y, tắm lá là phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng loại, đúng cách có thể làm bé bị nhiễm trùng da.
Nguy hiểm tắm lá nếu đang mắc bệnh ngoài da
Ths. BS Đặng Thị Phúc (Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hưng Yên) cho biết, từ xưa đến nay, dân gian vẫn thường dùng cây cỏ để tắm cho bé. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh của bé cũng như tác dụng của từng loại lá, có thể sẽ làm bệnh của bé càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với những bé đã mắc bệnh ngoài da.
Thường vào những ngày hè, bé hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Nhiều cha mẹ thường truyền tai nhau "quan niệm" tắm nước lá tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không hóa chất nên tìm mọi loại lá tắm cho bé. Chẳng hạn, nếu bé chỉ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới; nếu bé bị lở chốc, mụn nhọt thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa cứt lợn, rau chân vịt; muốn tắm cho thơm thì dùng lá mùi tươi, hạt mùi, lá chanh. Nhưng thực tế, đây chỉ là những biện pháp truyền miệng, chưa có cơ sở chứng minh tác dụng.
Theo Ths. BS Đặng Thị Phúc, việc tắm lá (tắm thuốc) trong Đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Hơn nữa, dù nhiều loại lá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng rất tốt cho da, tuy nhiên không phải da của bé sơ sinh nào cũng thích ứng được với những loại nước lá và quả đó. Bởi ở bé, da rất yếu và mỏng, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn.
BS Đinh Doãn Thạch (Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Da liễu Hà Đông, Hà Nội) cho biết, hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp, nhưng thường gặp nhiều vào mùa hè vì bé thường bị rôm sảy do thời tiết nắng nóng. Nhiều bé vào viện điều trị trong tình trạng da mần đỏ, ngứa nặng, nổi đầy mụn nước, phải điều trị dài ngày. Nguyên nhân thường thấy là các bậc cha mẹ dùng những thứ lá như kinh giới, chân vịt, dẻ quạt tắm cho bé theo kinh nghiệm truyền miệng.
"Việc sử dụng những loại lá theo hình thức truyền miệng để tắm cho bé mỗi khi thấy bé bị rôm sảy, mẩn ngứa có thể làm bé bị viêm da. Bởi khi bé đang bị trầy xước, nếu dùng loại lá kích thích thì càng làm ngứa đỏ tăng lên. Nhiều loại lá cây lại mọc ở bờ bụi, nếu không rửa kỹ, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn da rất cao" - BS Thạch khuyến cáo.
Da bé dễ tổn thương khi tắm chanh
"Đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì lấy quả mướp đắng rửa sạch giã ra, dùng nước đun sôi để nguội lọc lấy nước tắm; nếu dị ứng thì có thể dùng lá khế chua rửa sạch đun nước tắm; chốc lở thì dùng lá đào tươi rửa sạch đun nước tắm. Tuy nhiên, cần phải rửa sạch lá, nước phải sạch" - BS Đặng Thị Phúc nói.
Ngoài việc dùng các loại lá, rất nhiều người có thói quen dùng, chanh tắm cho bé. Thực tế, axit chanh có tác dụng sát trùng tốt, có thể dùng để gội đầu, tắm. Nhưng da bé mỏng, nhất là bé bị ngứa hoặc trầy xước thì khi kỳ cọ, chất axit trong chanh có thể gây xót, đau, làm bong tróc các mảng da non, nhất là khi xát trực tiếp lên da.
Các bác sĩ khuyên rằng, chỉ nên tắm chanh khi bé không bị trầy xước và không nên tắm thường xuyên. Không nên tắm chanh quá đặc, hoặc chà xát trực tiếp cả miếng chanh lên da bé khi tắm, gội đầu. Tắm xong nên tráng lại nước sạch.
Tránh rôm sảy cho bé
Theo BS Đinh Doãn Thạch, bé bị rôm sảy vào mùa nóng còn do mặc quần, áo quá kín. Để tránh cho bé mắc các bệnh về da, cần cho bé mặc quần áo rộng, màu nhạt, chất cotton. Tránh cho bé ra ngoài trời nắng, chơi ở nơi bẩn. Hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng nước sạch hoặc xà phòng diệt khuẩn, tránh dùng những loại xà phòng có tính sát khuẩn mạnh. Nếu bé ra mồ hôi phải lau luôn cho bé, không để mồ hôi đọng lâu trên người.
Với bé sơ sinh, cần thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi bé đại, tiểu tiện. Cắt ngắn móng tay đề phòng bé ngứa, gãi làm trầy xước da gây nhiễm trùng. Cho bé uống nhiều nước, thức ăn mát, ăn nhiều rau xanh, trái cây như dưa hấu, cam, bột sắn, đỗ xanh ninh cả vỏ; tránh cho bé ăn mít, nhãn, vải... sẽ làm cho bé nóng, nổi nhiều rôm.
Khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên da bé, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở chuyên khoa khám và điều trị ngay, tránh để xảy ra những biến chứng có hại cho da và sức khỏe của bé.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Chăm bé sinh non (08:01:00 14/07/2010)
- Bé bị táo bón thường xuyên (08:00:00 13/07/2010)
- Lượng đạm hợp lý cho bé (17:15:00 11/07/2010)
- Ứng phó khi con bị sốt (08:09:00 09/07/2010)
- Độ tuổi bé ăn được sữa chua (08:19:00 08/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |