- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý với xe tập đi của bé
Có rất nhiều gia đình (không chỉ ở thành phố mà ở cả nông thôn) mua cho bé chiếc xe tập đi từ rất sớm. Nhiều trường hợp dù chưa biết đứng, bé đã được đặt vào chiếc xe này, ban đầu được xem như cái ghế đồ chơi để bé chịu ăn bột.
Một thời gian sau đó khuyến khích và tập cho bé di chuyển trong xe. Tuy nhiên có rất nhiều bé dùng xe tập đi bị ngã do xe lao rất nhanh, lăn xuống bậc thềm hoặc cầu thang.
Nguy cơ chấn thương từ xe tập đi là vấn đề quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tiếp nhận 12-15 trường hợp bé bị tai nạn từ xe tập đi, chủ yếu ở bé 6-12 tháng tuổi. Thương tích thường gặp là chấn thương tay, sọ não, bỏng hoặc đa chấn thương.
Sự phát triển của bé theo một trình tự tự nhiên. Chẳng hạn, khi bé biết lật là lúc chuẩn bị cho khả năng ngồi; khi đã ngồi vững thì bé sẽ học bò; khi bé bò tốt thì đó là bài tập rèn luyện hai chân để bé sẵn sàng cho giai đoạn tập đi. Như vậy, bé sẽ đi khi bé đã sẵn sàng, có nghĩa là bé đã có đôi chân đủ mạnh, đôi bàn chân vững chắc, có khả năng kiểm soát thăng bằng. Để có được những khả năng này, hãy cho bé trải nghiệm các hoạt động bò - đứng - đi theo cách cổ điển, chắc chắn rằng bé sẽ biết đi đúng thời gian.
Trong khi đó, thiết kế của xe tập đi không tạo thuận lợi cho kiểu đi bình thường. Trong xe tập đi, bé có khuynh hướng ngồi trên miếng lót đỡ khung chậu và dùng các đầu ngón chân để đẩy xe đi. Như vậy, bé không có cơ hội để hai bàn chân đứng lên, cơ hội cho hai đầu gối co duỗi kiểu bước đi cũng không xảy ra.
Không ít trường hợp bé chậm phát triển, khi sử dụng xe tập đi, bé vẫn không cải thiện được chức năng đi. Ví dụ mới đây, một bé 18 tháng tuổi đến Khoa Phục hồi chức năng với lý do chưa biết đi mặc dù mẹ bé đã cho bé vào xe tập đi rất sớm lúc 7 tháng tuổi.
Các nhà chuyên môn khuyên cha mẹ không nên ỷ lại vào xe tập đi. Thay vào đó, chỉ cho bé vào xe tập đi thời gian ngắn, khi bé đã chập chững biết đi nên tạo cơ hội cho bé có những hoạt động bò, vịn đứng lên...
Luôn để mắt đến bé, đừng bỏ bé một mình vì bé dễ gặp tai nạn với xe tập đi. Nên làm cửa chặn ở các đầu cầu thang, bậc tam cấp vì bánh xe tập đi trơn dễ đẩy bé đi xa khó kiểm soát làm bé dễ bị ngã và chấn thương. Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé lại gần bếp, vật dụng nóng khi bé ngồi trên xe tập đi. Không để bé ở gần nhà vệ sinh, hồ nước, thùng nước.
BS. Hà Thị Kim Yến (Sức Khỏe & Đời Sống)
- Lưu ý khi dùng dầu cao cho bé (10:56:00 18/04/2010)
- Thức ăn dễ gây dị ứng cho bé (08:10:00 16/04/2010)
- TPHCM: Nhiều bé mắc lại bệnh chân tay miệng (07:42:00 15/04/2010)
- Vẫn mắc thủy đậu dù đã tiêm phòng (08:30:00 14/04/2010)
- Lưu ý khi cho con ăn rau quả (08:23:00 13/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |