- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thức ăn dễ gây dị ứng cho bé
Dị ứng thức ăn là triệu chứng của việc hệ miễn dịch phản ứng khi ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể.
Các thức ăn nên tránh
Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho bé ăn trước những độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển:
Gluten (trước 6 tháng): đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như lúa mì (mạch đen, lúa mạch và yến mạch). Bạn nên tránh cho bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ “không chứa gluten”.
Khi xảy ra dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể như kháng thể globulin E (GLE) để chống lại những tác nhân gây ra dị ứng. Kháng thể Gle cùng với hệ thống miễn dịch tiết ra chất hóa học được gọi là histamin đi vào trong máu. Nó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc. |
Lạc và các thức chứa lạc: là món ăn không nên cho bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên. Không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn bất kể loại thức ăn có chứa hạt nào, vì các loại thức ăn này sẽ dễ làm bé nghẹt thở.
Xử trí khi bé bị dị ứng thức ăn
Nếu bạn nghĩ bé bị dị ứng thức ăn thì hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Nhờ có nhãn sản phẩm ăn uống, bạn sẽ dễ dàng hơn khi quyết định bạn có thể cho con ăn cái gì.
Phòng ngừa dị ứng thức ăn ở bé
Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở bé sơ sinh là nên cho bé bú sữa mẹ trong tối thiểu 4-6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những bé này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt lợn, thịt gà, chuối, lê, rau quả (không ăn đậu) và các loại dầu tinh chế (không còn protein để gây dị ứng).
Cần tránh những loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: sữa bò, đậu nành, cam, quýt và lúa mì trong năm đầu. Đặc biệt: trứng, lạc và (bột) xương cá thì chỉ nên dùng sau 2-3 tuổi.
Các triệu chứng của dị ứng thức ăn: Sổ mũi (có chảy mũi), chảy nước mắt, hắt hơi và khò khè; Ho nhiều (ho mạn tính); Thâm quầng mắt; Thường xuyên bị nhiễm lạnh; Thường xuyên phát ban trên da (chàm bội nhiễm, nổi ban hoặc viêm thanh quản); Ho vào ban đêm và nghẹt mũi vào buổi sáng; Tiêu chảy, đau bụng; Đầy bụng; Mệt mỏi, đau đầu.
Những loại thực phẩm thường gây dị ứng: Lòng trắng trứng; Hoa quả họ cam quýt; Cà chua; Trứng, cá, tôm; Các loại hạt; Chocolate; Động vật có vỏ sò (trai, sò, vẹm, cua, tôm); Ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, mạch đen, yến mạch và lúa mạch); Dioxyt lưu huỳnh và sulphit (các chất bảo quản thường sử dụng trong một số thức ăn và đồ uống); Cần tây
BS. Đỗ Kim Liên (Sức Khỏe & Đời Sống)
- TPHCM: Nhiều bé mắc lại bệnh chân tay miệng (07:42:00 15/04/2010)
- Vẫn mắc thủy đậu dù đã tiêm phòng (08:30:00 14/04/2010)
- Lưu ý khi cho con ăn rau quả (08:23:00 13/04/2010)
- Lượng sữa hợp lý theo giai đoạn phát triển (18:15:00 11/04/2010)
- Xử trí khi bé bị đau bụng (08:17:00 09/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |