- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý khi cho con ăn rau quả
Một trong những vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm là việc bổ sung rau quả trong bữa ăn của bé như thế nào cho hợp lý. Và nếu không thể bổ sung bằng nguyên liệu tự nhiên thì dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc gì, liều lượng bao nhiêu?
Đa phần các bé thường không thích ăn rau, ban đầu khi bé ở độ tuổi ăn dặm, việc bổ sung rau vào thức ăn của bé cần phải xay nhuyễn để bé dễ nuốt nhưng khi bé có thể tự nhai thức ăn thì rau củ quả vẫn là món ăn xem ra rất “vô vị, nhạt nhẽo". Chính vì thế rất nhiều cha mẹ đã thay thế rau củ bằng các loại hoa quả và lầm tưởng rau xanh cũng giống hoa quả.
Xét về mặt dinh dưỡng
Rau củ và hoa quả đều chứa muối vô cơ (kali, canxi, natri…) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Những dưỡng chất này có sẵn trong trái cây, rau đậu nhưng lại bị thiếu hụt với thực phẩm nguồn gốc động vật và các loại ngũ cốc. Tuy nhiên ở trong rau, hàm lượng muối vô cơ và vitamin thường phong phú hơn hoa quả. Ví dụ: Trong 100g rau hẹ chứa 56mg vitamin C nhưng trong 100g quả lê hoặc chuối chỉ chứa khoảng 4mg vitamin C.
Một điều khác biệt nữa là trong rau tồn tại nhiều chất xơ hơn hoa quả, đây là chất giúp phòng ngừa táo bón và giảm bớt sự hấp thu độc tố trong cơ thể.
Xét về mặt khoa học
Lượng đường chứa trong rau được xem là đa đường, khi dung nạp vào cơ thể người, nó cần men tiêu hóa để thủy giải thành đường đơn rồi mới hấp thu được. Đó là ưu điểm giúp cho đường huyết không tăng đột ngột. Trong khi đó đường trong hoa quả đa phần là đường đơn và song đường nên khi nạp vào cơ thể thì chúng thẩm thấu vào máu rất nhanh khiến nồng độ đường huyết tăng cao… Từ đó có thể kết luận rằng rau củ và hoa quả về thành phần dinh dưỡng thì khá giống nhau nhưng tỷ lệ chất thì không hoàn toàn giống nhau, cho nên các nhà dinh dưỡng đã đưa ra kết luận cuối cùng là hoa quả không thể thay thế rau được.
Vitamin C không thay thế rau quả được
Những dưỡng chất có trong rau quả có thể gọi là "quán quân" mà các loại thịt động vật như: bò, heo, gà, cá… không phong phú bằng, thậm chí không thể có được. Rau củ quả chứa carotene, chất này khi hấp thụ vào cơ thể người, có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp duy trì thị lực, bảo vệ làn da và tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp chống lại các vi khuẩn và siêu vi trùng xâm nhập cơ thể bé.
Những nguyên tố kali, natri, canxi, magie… giúp cân bằng chua kiềm để điều tiết cơ thể. Chất xơ trong rau giúp kích thích tiết dịch vị và nhu động ruột giúp bé tránh được táo bón... Với tất cả những công dụng tuyệt vời của rau quả thì vitamin C không thể thay thế được loại thực phẩm này vì vitamin C chỉ chứa mỗi vitamin C mà thôi.
Giải pháp cho các bé không ăn rau là cha mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé, tạo hứng thú trong ăn uống, một thời gian các bé sẽ dễ dàng chấp nhận và yêu thích món rau quả hơn.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Lượng sữa hợp lý theo giai đoạn phát triển (18:15:00 11/04/2010)
- Xử trí khi bé bị đau bụng (08:17:00 09/04/2010)
- Viêm não, thủy đậu, bệnh hô hấp tăng (08:40:00 08/04/2010)
- Khi bé bị ngạt mũi (08:41:00 07/04/2010)
- Vui chơi cùng bé trong năm đầu đời (09:13:00 06/04/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |