- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Viêm V.A ở bé
Một số cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh, hay nghe bác sĩ nói bé bị viêm V.A.
Triệu chứng
Có 2 dạng viêm V.A:
Viêm V.A cấp: Thường xảy ra ở bé từ 6-7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở bé lớn hơn. Bé bị sốt 38-39ºC (cũng có thể sốt cao hơn); chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ; bị nghẹt mũi (dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi bé ngủ), ở những bé còn bú mẹ, dấu hiệu là khi bé muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên bé lại phải nhả vú mẹ ra để thở (bé sẽ khóc). Bệnh thường kèm theo ho. Nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng. Ngoài ra, bé mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi.
Viêm V.A mạn tính: Hai dấu hiệu chủ yếu là chảy mũi và nghẹt mũi mạn tính. Nghẹt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ nghẹt về đêm, nhiều thì suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn, bé phải thở bằng miệng, bé thường ngáy to khi ngủ với những cơn ngừng thở khi ngủ hết sức nguy hiểm. Nếu viêm V.A mạn tính kéo dài không được điều trị, bé bị thiếu oxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên khuôn mặt của bé (bộ mặt V.A).
Các biến chứng
Viêm phế quản: Là biến chứng thường gặp nhất của viêm V.A. Sau vài ngày sốt, chảy mũi và ho, bé sốt cao hơn, ho nhiều dữ dội, thở khò khè và nhanh. Nếu nặng bé có thể khó thở, tím tái. Trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.
Viêm tai giữa: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm V.A cấp. Viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm V.A mạn tính. Loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai giữa mủ.
Viêm V.A còn có một số biến chứng khác như: viêm thanh quản hạ thanh môn, áp-xe thành sau họng... Loại sau tuy hiện nay hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Điều trị
Viêm V.A không biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao (trên 38ºC), cùng thuốc làm loãng đờm, giảm ho, các thuốc nhỏ mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1%-2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô). Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng.
Dùng kháng sinh chỉ được thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng. Các trường hợp đã có biến chứng như: viêm phế quản, viêm tai giữa... nhất thiết phải đưa bé đến khám ở các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Nạo V.A cho bé
Các chỉ định nạo V.A bao gồm:
- Viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/1 năm.
- V.A gây tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi).
- Viêm V.A đã gây biến chứng.
Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê (hoặc gây tê) tại chỗ. Thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó chừng nửa giờ. Bé sau nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.
Viêm V.A có những biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng ngừa được nếu biết giữ vệ sinh mũi họng cho bé. Nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mũi họng tốt. Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi bé bị viêm mũi họng hay viêm V.A.
ThS. Nguyễn Sơn (Sức Khỏe & Đời Sống)
- Để bé không nghẹn khi tự ăn (09:02:00 11/03/2010)
- Tăng sức để kháng cho bé (09:03:00 10/03/2010)
- Đồ ăn cần hạn chế cho bé (08:15:00 09/03/2010)
- Chăm sóc bé bị viêm da dị ứng (11:11:00 08/03/2010)
- Nguy cơ bị mù ở bé sinh non (20:08:00 07/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |