- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé không sợ nhà trẻ
Do ở nhà đã quen, nên việc bắt đầu đi nhà trẻ với các bé là một bước chuyển khó khăn, chẳng khác nào khi mẹ cai sữa. Vì vậy, trước khi đưa bé tới nhà trẻ, cha mẹ phải chuẩn bị tinh thần cho con thật tốt.
Cha mẹ nên trò chuyện, giới thiệu với bé trước về trường. Không nên dọa dẫm: "Con mà nghịch ngợm, quấy khóc thì bố mẹ sẽ đưa con đi nhà trẻ..". Bé sẽ cho rằng, đó là một nơi rất đáng sợ. Nếu có điều kiện, nên đưa bé đến thăm nhà trẻ trước để bé dễ hình dung về môi trường mới, giảm cảm giác xa lạ.
Những ngày đầu đi nhà trẻ, nếu bé khóc, cha mẹ phải có thái độ cương quyết. Nhiều người mẹ đã khóc theo con, như thế không có lợi cho bé. Cha mẹ phải dứt khoát rời nhà bé ngay sau khi giao con cho cô giáo. Nếu cha mẹ quyết tâm thì chỉ 1-2 tuần, bé sẽ thích ứng được với cuộc sống ở trường và không khóc nhè nữa.
Thời gian đầu, cha mẹ phải thường xuyên chuyện trò với bé về những gì đã xảy ra ở trường, để tạo hứng thú cho bé. Ngay cả khi bé cho rằng không có gì vui, cũng phải chỉ ra những điều hay, tạo cho bé cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, nếu bé đi nhà trẻ đã hơn một tháng mà vẫn không thích ứng được với cuộc sống tập thể, tỏ ra lo sợ, không chịu vào lớp... cha mẹ phải kịp thời trao đổi với giáo viên để tìm hiểu nguyên nhân: do bé không tự lực được, không gần gũi với các bạn, bị bạn bắt nạt hay cô giáo chưa quan tâm... Sau đó, phối hợp với giáo viên để tìm cách giải quyết thích hợp.
Các cô nuôi dạy trẻ cho biết, nhiều bé buổi trưa ngủ không ngon giấc, có cháu không ngủ, thậm chí còn ngậm tay, cắn mép chăn... Nguyên nhân là do sinh hoạt gia đình không có quy luật, không ngủ trưa hoặc 3-4 giờ chiều mới ngủ trưa, khiến bé đến trường buổi trưa không ngủ được. Như thế, không những bản thân bé khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ các bé khác.
Buổi trưa bé khó ngủ còn do sáng bé dậy muộn quá. Nếu điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi cho khoa học, buổi trưa bé sẽ ngủ ngon giấc hơn. Với những bé 2-3 tuổi, tốt nhất buổi tối 8h30 cho bé lên giường, khoảng 9h thì ngủ. Nếu buổi sáng 6h30 cho bé dậy, thì tới hơn 12h trưa bé sẽ ngủ rất dễ. Nếu buổi tối đi ngủ muộn, sáng bé sẽ dậy muộn, và trưa không ngủ được, bé sẽ khó thích ứng với cuộc sống tập thể.
Có nhiều bé mới đi nhà trẻ thường xuyên bệnh: cảm, sốt, nếu nặng có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi... Vấn đề này có thể do một số nguyên nhân: bé quấy khóc, cáu gắt, uống ít nước; nhiều bé thích đua với bạn nên ăn quá nhiều và hậu quả là không tiêu. Có khi do cha mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo, khi bé hoạt động ra mồ hôi, gặp gió rất dễ bị cảm.
Với những bé này, buổi sáng, cha mẹ nên cho bé uống một ly nước, dặn bé ban ngày khát thì xin cô giáo cho nước uống hoặc khi ăn cơm thì ăn nhiều canh. Khi đón bé, cha mẹ nên mang theo một chai nước. Tối đến, cho bé uống đủ nước. Nếu bé ăn ngon miệng, cha mẹ nên nhắc cô giáo không cho bé ăn quá nhiều, đừng ăn no đến căng bụng. Ngoài ra, nên cho bé mặc quần áo ít hơn người lớn một chút, tốt nhất là để trong túi của bé một bộ quần áo giúp bé mặc vào, cởi ra thuận tiện, khi chạy chơi không vướng víu, lại không bị lạnh.
Theo Phunuonline
- Điều cần tránh trong bữa ăn của bé (08:29:00 16/03/2010)
- Viêm đường tiết niệu ở bé (11:32:00 14/03/2010)
- Viêm V.A ở bé (10:08:00 12/03/2010)
- Để bé không nghẹn khi tự ăn (09:02:00 11/03/2010)
- Tăng sức để kháng cho bé (09:03:00 10/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |