- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé không nghẹn khi tự ăn
Trong các cấp cứu tai nạn ở bé, cấp cứu do bé bị hóc thức ăn thường gặp nhất. Việc cho bé ăn tưởng đơn giản nhưng cũng đòi hỏi cha mẹ phải có kỹ năng. Cho ăn không đúng cách có thể dẫn đến những nguy hiểm nhưng nếu vì thương con mà cứ 'đút cơm' cho đến lớn sẽ làm cản trở tính tự lập của bé.
Nhận biết bé sẵn sàng tự ăn
Thái độ của bé về bữa ăn cho biết bé đã sẵn sàng tự ăn hay chưa. Bé sẵng sàn tự ăn là khi: bé trở nên hứng thú với bữa ăn, thích chơi với thức ăn, cúi về phía trước và há miệng để biểu lộ rằng muốn ăn miếng kế tiếp; bắt đầu thích một số thức ăn hơn, với tới thức ăn, thìa, bát và tìm cách đưa chúng vào miệng.
Vai trò của cha mẹ
Dạy con học cầm bình sữa là nhiệm vụ đầu tiên của cha mẹ, thường vào lúc 5–6 tháng tuổi. Để cầm bình sữa, bé phải đưa hai bàn tay lại với nhau. Cho bé nằm nghiêng một bên là dễ nhất, bởi vì khi ấy hai bàn tay sẽ tự động đưa vào phía giữa.
Tiếp theo, cho bé ăn bốc. Đến 9 tháng tuổi, bé có thể cầm bánh và tự ăn. Lúc đầu, bạn có thể nhúng các ngón tay của con vào bát khoai tây nhuyễn vì bé có khuynh hướng đưa những ngón tay dính thức ăn vào miệng. Khi bé sẵn sàng cầm thức ăn, một mẩu bánh mì mềm là thứ thích hợp. Tránh những thức ăn có thể gây nghẹn như nho, ngô rang hoặc khoanh xúc xích.
Cho bé ăn bằng thìa là bước kế tiếp. Lúc đầu, bé dùng thìa như đồ chơi và cha mẹ có thể tình cờ phát hiện bé đưa thức ăn vào miệng. Đến 2 tuổi, đa số các bé đã dùng thìa khá tốt. Để dùng thìa hiệu quả, bé phải ngồi vững, bằng cách dựa vào bàn chẳng hạn. Để bé ngồi vững hơn, bạn hãy giữ khuỷu tay của bé và hướng nhẹ cánh tay và bàn tay của bé ra ngoài. Để bé nắm tay bạn, trong khi bạn đưa thìa vào miệng cũng giúp bé ngồi vững hơn. Cuối cùng, bé có thể cầm thìa với sự hỗ trợ của bạn, để rồi sau đó bạn giảm dần dần sự trợ giúp này.
Dụng cụ dành cho bé
Để chọn dụng cụ nào là tốt nhất cho con của bạn, bạn phải biết được bé đã sẵn sàng tự ăn như thế nào. Quan sát thật kỹ những kỹ năng của bé, giúp bạn biết bé đã sẵn sàng ra sao để giúp bé tự lập.
Lúc đầu, bé dễ sử dụng thìa có tay cầm ngắn hơn. Một số thìa có tay cầm cong giúp bé đưa vào miệng dễ. Cũng nên chú ý đến độ sâu của miệng thìa, lấy thức ăn ra khỏi thìa có miệng nông thì dễ dàng hơn, nhưng thìa có miệng sâu thì lại dễ giữ thức ăn hơn.
Bạn cũng nên cho bé dùng ống hút vì hút bằng ống hút rất thú vị. Ống hút cũng giúp bé kiểm soát lượng dịch. Lúc đầu bạn nhúng ống vào trong nước và đặt một ngón tay lên đầu ống để giữ dịch trong ống, đầu kia đặt vào miệng bé và từ từ thả ngón tay ra để nước chảy xuống.
Sặc là tai nạn thường gặp nhất, có thể xảy ra bất cứ lúc nào như khi ép bé ăn trong lúc bé đang khóc hay khi bé bỏ những vật nhỏ vào miệng mà người lớn không biết.
Xử trí khi bé sặc thức ăn
Khi bé bị sặc, trước tiên cần giữ bé trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân; sau đó, vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của bé. Với những bé lớn hơn có thể đặt nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt bé ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn. Một tay bạn đỡ lấy lưng bé, tay kia nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên.
Trong trường hợp sau khi lấy đi dị vật, bé không thở lại được bình thưởng thì cần làm hô hấp nhân tạo. Còn nếu sau khi đã sơ cứu vẫn không thể lấy ra được dị vật thì cần nhanh chóng chuyển bé tới cơ sở y tế để xử trí.
BS. Phạm Ngọc Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM)
- Tăng sức để kháng cho bé (09:03:00 10/03/2010)
- Đồ ăn cần hạn chế cho bé (08:15:00 09/03/2010)
- Chăm sóc bé bị viêm da dị ứng (11:11:00 08/03/2010)
- Nguy cơ bị mù ở bé sinh non (20:08:00 07/03/2010)
- Cho con uống thuốc đúng cách (10:01:00 05/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |