- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc bé bị viêm da dị ứng
Thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở các bé phát triển. Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất ở trẻ em, một dạng viêm da mạn tính, tái phát, ngứa dữ dội xảy ra ở những bé có làn da nhạy cảm, khi các chức năng bảo vệ da trở nên yếu ớt.
Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và có đến 85% bé mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi. Thực tế trong chăm sóc bệnh, cha mẹ và người thân thường tự điều trị theo kinh nghiệm như đắp lá cây, hoa giã nát hoặc hạt đậu nghiền lại kiêng nước cữ gió làm bệnh nặng và có những biến chứng nguy hiểm.
Ở giai đoạn sơ sinh bệnh thường gọi là lác sữa, bắt đầu từ 1-6 tháng tuổi và kéo dài đến 2-3 năm. Đặc trưng bởi những đốm da đỏ sẩn nước, sau đó rỉ nước và đóng vảy. Phân bố trên má, trán, da đầu, thân người, nếp duỗi ở chân tay và thường đối xứng hai bên.Để bé gãi ngứa nhiều gây trầy xước da, hoặc tự điều trị không đúng sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng làm vết thương trở nên đau nhức, chảy máu và hóa mủ, bé sốt cao do nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. |
Cách chăm sóc bao gồm những bước sau:
- Làm sạch da: Tắm rửa bé hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15-20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh
- Bôi chất làm ẩm: Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn
- Giảm ngứa và kích ứng: Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý bé vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở bé. Cắt móng tay cho bé, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da. Chọn quần áo thấm mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho bé chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông
- Chỉ bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị
Đưa bé đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Sức Khỏe Đời sống
- Nguy cơ bị mù ở bé sinh non (20:08:00 07/03/2010)
- Cho con uống thuốc đúng cách (10:01:00 05/03/2010)
- Tắc ruột do nuốt hạt chà là (08:48:00 04/03/2010)
- Đề phòng bệnh thủy đậu cho bé (08:46:00 03/03/2010)
- Bé dễ mắc hen, sốt virus khi trời nồm (08:35:00 02/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |