- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cùng con đối mặt với cơn giận
Giận dữ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần, là một cố gắng để thoát khỏi tổn thương. Khi để bé lại với người trông bé, bé có thể cảm thấy mất mát, cô đơn và đâm ra giận dữ. Những cảm giác này làm cho bé cảm thấy tổn thương, đôi khi còn nặng nề hơn cảm giác đau đớn.
Các bé thường giận dữ khi không kiểm soát được những việc mà bản thân muốn. Có thể là không vẽ được bức tranh như ý muốn hoặc vô ý làm đổ khối vuông đang xếp. Cũng có thể là do thời tiết xấu, buộc phụ huynh phải thay đổi kế hoạch đi chơi của gia đình...
Các bé cũng giận dữ nếu không thể kiểm soát được những hoạt động của người khác. Điều này thường dẫn đến xung đột giữa anh chị em hoặc tức giận với cha mẹ. Bé còn có phản ứng giận dữ lúc mệt mỏi hoặc chán nản.
Có thể bị trầm cảm
Trước khi bắt đầu nói được, bé có thể biểu lộ sự giận dữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi chỗ khác. Khi bắt đầu biết dùng lời nói để biểu lộ sự giận dữ, bé lại không biểu lộ được những điều muốn nói bằng những từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn, thay vì muốn nói: “Con rất giận” thì bé có thể nói: “Con ghét mẹ” hoặc “Mẹ thật ích kỷ”. Những cách khác để bé biểu lộ cơn giận cũng không rõ ràng. Bé trở nên cứng đầu và im lặng từ chối, không làm những việc mà bạn yêu cầu.
Những bé khác dồn nén cơn giận dữ trong lòng, trở nên buồn bã hoặc thờ ơ. Bé mất hứng thú trong hoạt động, kiểu ăn uống của chúng cũng thay đổi và có thể sẽ bị trầm cảm.
Một số bé biểu lộ sự giận dữ thông qua những biểu hiện của cơ thể, như bị nhức đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên; thậm chí, bị ốm hơn so với những bé khác nhưng bác sĩ cũng không phát hiện ra bệnh lý gì.
Cách phản ứng của cha mẹ
- Trước hết, phụ huynh nên nhớ rằng con của bạn có quyền có cảm giác “tốt” hoặc “xấu”. Nhưng bé cũng cần biết cách đối mặt với những cảm giác đó. Bạn có thể dạy cho con cách đối mặt với những cơn giận dữ bằng cách biểu lộ sự giận dữ hoặc bằng cách nói và chỉ dẫn cho con những cách khác. Điều quan trọng là tách biệt những hành vi (những việc bé làm) và cảm xúc (những gì bé cảm thấy). Chẳng hạn, bé Tuấn có thể giận bạn Dũng vì Dũng không chơi với Tuấn nhưng làm hỏng xe của mẹ thì không phải là cách tốt để bé thể hiện cơn giận.
- Để cho bé biết rằng, bạn nhận biết được cảm giác của con, bạn nói tên của cảm giác, để cho con biết tên của nó. Chẳng hạn, khi bé Tuấn nói: “Con ghét bạn Dũng”, bạn có thể nói: “Con có vẻ giận Dũng lắm hả?”. Bạn ngồi ngang tầm mắt với con, giữ bình tĩnh, để giúp con trở nên bình tĩnh hơn. Nếu bạn cũng giận dữ, thì bạn nói điều đó với con nhưng thể hiện sự kiềm chế. Đừng bao giờ phê phán con. Tránh những tuyên bố kiểu như: “Lẽ ra con phải...” hoặc “Tại sao con làm như thế?”
- Cảm giác giận dữ là một phần bình thường của cuộc sống. Bạn có thể dạy cho con những cách có thể chấp nhận được, để đối mặt với cơn giận. Những bé khuyết tật thường cảm thấy giận dữ vì đau đớn, chán nản hoặc mất khả năng kiểm soát cơ thể.
BS Tâm lý Phạm Ngọc Thanh (SGTT)
- Không nên để bé thức quá khuya (15:00:00 25/12/2009)
- Rối loạn hành vi giới tính ở bé trai (09:23:00 24/12/2009)
- Bé 2 tuổi chết trong xô nước (09:17:00 23/12/2009)
- Bệnh về hô hấp và tiêu hóa mùa lạnh (08:45:00 23/12/2009)
- Nhận biết con bị gù lưng (08:57:00 22/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |