- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nguyên nhân và cách chăm bé suy dinh dưỡng
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 500 triệu bé bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu bé chết vì bệnh tật như viêm phổi, tiêu chảy, ho gà… Trong đó, suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm tới 30%.
Nguyên nhân
Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Bé không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ; Ăn dặm (ăn bổ sung) không đúng cả về số lượng và chất lượng, chưa biết cách chế biến thức ăn cho con; Thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm; Cai sữa mẹ sớm...
Do nhiễm khuẩn: Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ… Đặc biệt, bệnh tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng. Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn tạo thành vòng xoáy bệnh lý vì suy dinh dưỡng làm tăng nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm.
Các yếu tố thuận lợi: Bé sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh; Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, đông con, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Dịch vụ chăm sóc y tế kém.
Nhận biết
Theo dõi cân nặng hàng tháng và ghi lại trên biểu đồ phát triển cho con. Khi đường biểu diễn cân nặng có xu hướng nằm ngang (hoặc đi xuống) là bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng kalo từ 90 lên 150 kcalo/kg/ngày và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7g/kg/ngày. Chất lượng protein nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… Ngoài ra có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như: đậu, đỗ, lạc, vừng.
Phương pháp hóa lỏng thức ăn: Ở nước ta cũng như một số nước đang phát triển, thức ăn dùng để bổ sung cho bé thường dựa vào nguồn thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mỳ, ngô, khoai… Tinh bột ở các loại thức ăn này phần lớn ở dạng không hòa bột, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ trương nở, liên kết với nước trở thành dạng đặc sánh làm bé rất khó nuốt.
Đối với bé suy dinh dưỡng lại càng khó hơn vì bé thường hay chán ăn. Để khắc phục, có thể sử dụng dầu, mỡ cho thêm vào khẩu phần ăn của con nhưng nếu cho nhiều thì bé lại bị rối loạn tiêu hóa. Có thể dùng các loại bột giàu men tiêu hóa, làm từ hạt nảy mầm như đỗ, ngô, lúa hoặc dùng giá đậu xanh để nấu bột, nấu cháo (cứ 10g bột cho 10g giá đỗ).
Cho con ăn dặm hợp lý
Ăn dặm (ăn bổ sung, ăn sam) là một thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu người mẹ có những hiểu biết chưa đúng về vấn đề này sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đến con.
Định nghĩa: Ăn dặm là cho bé ăn thêm các loại thức ăn khác (ngoài sữa mẹ) như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...
Thời điểm: Trong 4-6 tháng đầu chỉ cần cho bé bú mẹ. Từ tháng thứ 5 (hoặc thứ 6), ngoài sữa mẹ, bé cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác.
Chú ý: Cho ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho con quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp lý với khẩu vị của bé.
- Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.
- Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Có thể thêm dầu, mỡ, vừng, lạc hoặc bổ sung men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, dễ nuốt, lại có thêm năng lượng giúp con mau lớn.
- Cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cho bé ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao.
- Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mỳ chính). Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì dễ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi.
Những loại thức ăn dành cho bé: Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho bé ăn được( trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay). Không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho bé khỏe mạnh. Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:
- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng...
- Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô...
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...
- Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...
Lưu ý: Mỗi ngày phải cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên.
Hiểu về tô màu bát bột cho con: Đây là cách làm cho bát bột của bé có màu sắc của các loại thực phẩm: màu xanh của rau; màu vàng của trứng, carrot, bí đỏ…; màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...
Các bữa ăn cho bé trong ngày
5-6 tháng: bú mẹ là chính, cộng 1 2 bữa bột loãng và nước quả.
7-9 tháng: bú mẹ, cộng 2-3 bữa bột đặc và nước quả hoặc hoa quả nghiền.
10-12 tháng: bú mẹ, cộng 3-4 bữa bột đặc và hoa quả nghiền.
13-24 tháng: bú mẹ, cộng 4-5 bữa cháo và hoa quả.
25-36 tháng: 2 bữa cháo (hoặc súp), cộng 2-3 bữa cơm nát, sữa đậu nành và hoa quả.
Từ 36 tháng trở đi: cho bé ăn cơm với thức ăn đặc biệt nấu riêng. Cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa... Trong một ngày không nên cho bé ăn một món giống nhau.
Lượng đạm phù hợp
5-6 tháng: 20-30g thịt (cá, tôm), khoảng 2 - 3 thìa cafe băm nhỏ, chia 2 bữa. Nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
7-12 tháng: 100-120g thịt (hoặc 150g cá, tôm hay 200g đậu phụ) trong 1 ngày chia 3-4 bữa (nếu cho bé ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 30-40g mỗi ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa. Một tuần cho bé ăn từ 3-4 quả trứng.
13-36 tháng: 120-150g thịt (hoặc 150-200g cá, tôm, hay 250g đậu phụ) mỗi ngày; hoặc 1 quả trứng gà mỗi bữa (ăn cả lòng trắng) 1 tuần ăn từ 3-4 quả trứng.
Từ 36 tháng trở lên: 200g thịt (hoặc 250g cá, tôm, hay 300g đậu phụ); mỗi ngày có thể cho bé ăn 1 quả trứng nhưng phải giảm bớt thịt hoặc cá.
Cách chế biến thức ăn: Cần phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ãn bổ sung phải cho bé ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước.
Theo GĐ&XH / SK&ĐS
- Dễ bị viêm màng não khi trời lạnh (08:42:00 29/12/2009)
- Cùng con đối mặt với cơn giận (08:26:00 28/12/2009)
- Không nên để bé thức quá khuya (15:00:00 25/12/2009)
- Rối loạn hành vi giới tính ở bé trai (09:23:00 24/12/2009)
- Bé 2 tuổi chết trong xô nước (09:17:00 23/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |