- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở bé
Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều mồ hôi.
Nhưng trường hợp, khi bé ở trạng thái tĩnh (hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm) mà vẫn đổ mồ hôi thì dân gian gọi là mồ hôi trộm.
Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.
Tác hại
Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn.
Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể bé sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của bé để tìm cách khắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm
- Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những bé thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm (bé thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời bé hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ - nên bé hay rụng tóc vùng gáy).
Bé dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Ngoài ra các bé sinh non, thiếu cân, bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng dễ bị thiếu vitamin D.
- Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con hoặc phòng ngủ quá bí hơi (không có chỗ thông gió, tạo nên sự nóng bức ngột ngạt) làm bé, khi ngủ, cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
- Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
Biện pháp khắc phục
- Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng.
- Giữ cho bé luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày).
Cho bé uống đủ nước. Nên cho bé ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho bé uống actisô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốc lục vị ẩm…
BS. Thục Anh (SK&ĐS)
- Xem tivi không có lợi cho bé dưới 2 tuổi (14:56:00 27/03/2009)
- Tác dụng nhiều mặt của vận động với các bé (00:41:00 26/03/2009)
- Những loại vaccin được và không được tiêm cùng lúc (08:41:00 25/03/2009)
- Đề phòng viêm màng não mủ (21:00:00 23/03/2009)
- Đề phòng bệnh động kinh ở bé (16:17:00 20/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |