Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

5 bất thường ở vùng kín của bé trai

20:39:50 30/03/2009

Có nhiều bệnh rất dễ phát hiện, xử lý đơn giản nhưng nếu bố mẹ không chú ý có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé khi trưởng thành.

Những chia sẻ của bác sĩ Lợi Hồng Sơn - nguyên trưởng khoa phẫu thuật Nhi (Bệnh viện Việt Đức, Phòng khám đa khoa tiết niệu và nam khoa Tâm Anh) dưới đây sẽ giúp các bà mẹ sớm phát hiện và khắc phục các bệnh bẩm sinh thường gặp ở vùng kín của con trai.

1. Chít hẹp da bao quy đầu

Có tới gần 80% số bé trai bị tật này, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít. Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 6 tháng trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).

Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm. Đây còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.

Cách khắc phục tật này khá đơn giản:

- Khi bé 5-6 tháng, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.

Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó.

Bé 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.

Lưu ý: Bố mẹ không nên kéo phần da quy đầu quá mạnh, làm bé bị đau và có thể dẫn đến biến chứng thắt nghẽn da phần này. Nếu chẳng may gặp tình huống trên, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu sớm.

2. Ẩn tinh hoàn (tinh hoàn lạc chỗ)

Bình thường khi sinh ra bé đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng ở một số bé bị dị tật (một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn hoặc phức tạp hơn là chui vào ổ bụng). Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.

Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó.

Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa đi khám, các bác sỹ chuyên khoa sẽ có lời khuyên đúng đắn. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì mổ ở 3-4 tuổi thường thuận lợi hơn khi bé đã lớn.

Tinh hoàn lạc chỗ, nhất là khi nằm trong ổ bụng lâu ngày có khả năng bị ung thư hoá.

3. Ứ nước màng tinh hoàn

Đây cũng là bệnh lành tính và khá phổ biến ở các bé trai mà nhiều bố mẹ không để ý.

Thường lúc nằm trong bụng mẹ, bé nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều bé do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh nước màng tinh hoàn.

Khi đó tinh hoàn bị nằm trong một bọc nước. Bố mẹ quan sát sẽ phát hiện một hoặc cả hai bên bìu của bé to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Nhiều bé vừa sinh ra đã có hiện tượng trên và có thể sau 1-2 tháng thì hết vì nước đã trở về ổ bụng và hai tinh hoàn lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng vẫn thấy bé có tình trạng trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa khám. Bệnh này thường phải xử lý bằng phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn và không cần phải quá gấp gáp. Tuy nhiên, nếu cứ để vậy không phẫu thuật thì tinh hoàn luôn nằm trong bọc nước sẽ không phát triển được.

4. Thoát vị bẹn

Đây là bệnh thường gặp chỉ sau hẹp bao quy đầu. Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi bé sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vụng bẹn, bìu ở bé và gọi là thoát vị bẹn.

Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được, bé sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nghẹt, cần phải đưa bé đi khám cấp cứu ngay, có thể phải mổ nếu không ruột sẽ bị hoại tử, rất nguy hiểm.

Trong những trường hợp khác thì cần theo dõi khi bé 4-5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.

Nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt: Khối phồng thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi bé nằm thì xẹp đi. Các bé gái thường ít bị thoát vị bẹn hơn.

5. Lỗ tiểu lệch thấp

Đây là một dị tật bẩm sinh ít gặp hơn các bệnh kể trên. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến bé không tiểu tiện được bình thường mà có khi phải tiểu ngồi như bé gái. Lỗ này càng nằm xa vị trí đúng của nó thì càng khó chữa.

Bệnh này nên chữa sớm khi bé 5-6 tuổi. Nếu lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn vì lúc này bé thường có phản xạ cương dương vật nên vết thương khó lành.

Theo VnE

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo