- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phát hiện bé chậm nói
Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận diện bé bị chậm nói và cách can thiệp với nhiều cấp độ khác nhau.
Nhận diện bé chậm nói
- 1 tuổi: Bé không hề bập bẹ hoặc bắt chước nói theo những câu nói của bạn.
- 1 tuổi rưỡi: Bé không hề nói dù chỉ là một từ hoàn chỉnh.
- 2 tuổi: Bé chỉ nói một vài từ và giao tiếp hầu hết chỉ thông qua những tiếng càu nhàu và chỉ trỏ; hoặc bé bỗng mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ của mình.
- 2 tuổi rưỡi: Chỉ nói được những âm đơn lẻ, nói không rõ ràng cả từ hoặc vốn từ ít hơn 50 từ.
- 3 tuổi: Người lạ không hiểu được lời bé nói hoặc khi nói chỉ sử dụng một cụm gồm 2 từ đơn giản.
Can thiệp bé chậm nói
Tùy theo mức độ nặng, nhẹ bé chậm nói được can thiệp theo 4 cấp độ sau đây:
- Cấp độ 1: Can thiệp tại gia đình, phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách can thiệp thông qua đồ chơi, thông qua giao tiếp giữa những người thân trong gia đình để huấn luyện về mặt ngôn ngữ, bé sẽ được theo dõi sự tiến bộ và khám lại tại bệnh viện mỗi 1-3 tháng.
Nguyên tắc chung của những cấp độ can thiệp nêu trên là tạo điều kiện tối đa cho bé được tiếp xúc với môi trường xung quanh, có bạn bè, có thầy cô giáo nhằm kích thích bé có sự phản hồi lại những gì bé nghe thấy, nhận thức được.
- Cấp độ 2: Cho bé đi học mẫu giáo bình thường; nhưng quan trọng hơn bố mẹ phải quan tâm nhiều đến bé, dành nhiều tình cảm trong việc nỗ lực thúc đẩy ngôn ngữ bé phát triển.
- Cấp độ 3: Nếu thấy bé nói rất chậm so với tuổi, bé cần được can thiệp tích cực bằng việc tìm cho bé một cô giáo riêng trong việc giúp bé phát triển ngôn ngữ.
- Cấp độ 4: Cần sự phối hợp của một cô giáo ngôn ngữ, một nhà tâm lý và sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa, bé thường được đưa đến bệnh viện để bác sĩ về tâm lý, ngôn ngữ có những phương pháp tư vấn và chữa trị tích cực.
Gia đình hiện đại ngày nay bị tác động rất nhiều bởi cuộc sống thương mại hóa, cha mẹ có quá ít thời gian dành riêng cho đứa con thân yêu của mình, mặt khác sự bùng nổ quảng cáo trên truyền hình cũng như sự hấp dẫn của nhiều loại đồ chơi thời hiện đại đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển ngôn ngữ của bé.
Khi phát hiện con mình chậm nói, cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên sớm cho bé đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị đúng cách. Đặc biệt tình yêu thương và mối quan tâm sâu sắc của cha mẹ chính là một động lực tích cực giúp bé dần dần hòa mình vào môi trường xung quanh, bé nhận biết được chính mình, biết phản hồi lại những gì mình nghe thấy và cảm nhận được thông qua lời nói - đó cũng chính là lúc cha mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng từ trái tim mình.
Ths. BS. Đinh Thạc (BV Nhi Đồng 1)
- Nứt hậu môn ở bé (14:55:00 07/04/2009)
- Bé mắc bệnh về tai dễ bị béo phì (15:01:00 05/04/2009)
- Kiểm tra xem bé có bị chậm nói (13:24:00 01/04/2009)
- Những yếu tố khiến bé dễ béo phì (13:04:00 31/03/2009)
- Kẹp giấy nằm trong thực quản bé 2 tuổi (08:26:00 31/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |