Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ngộ độc thuốc bổ

10:10:50 13/02/2009

Đã ba tuổi mà bé Tâm chưa biết nói, biết đi, hay co giật, khám mãi không tìm ra bệnh. Đến bác sĩ dinh dưỡng, phụ huynh mới biết nguyên nhân là bé uống quá nhiều vitamin D và canxi.

Vì sợ con mình thiếu chiều cao nên mẹ bé tự mua các thuốc trên cho con uống suốt gần một năm. Bác sĩ phân tích, việc bổ sung vitamin D quá nhiều trong thời gian dài đã dẫn đến dư thừa canxi trong máu, gây ra trạng thái kích thích, co giật.

 

Thạc sĩ Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, trung bình một ngày tại khoa có 60-70 bé đến khám và tư vấn liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Trong đó, rất nhiều bé bị bệnh do lạm dụng thuốc bổ, thậm chí có trường hợp phải cấp cứu.

Thạc sĩ Thục từng gặp khá nhiều bé đi tiểu ra sỏi do cha mẹ cho uống nhiều canxi với mong muốn trẻ có xương chắc khỏe cùng chiều cao lý tưởng. 

Một trường hợp khác là bé Ngọc (2 tuổi, ở Hải Phòng), trong ngày uống vitamin A miễn phí tại trạm y tế xã, bé được bà bế đi uống “quay vòng” đến hai lần vì nghĩ càng uống nhiều, cháu sẽ càng sáng mắt. Hậu quả là sau vài tiếng, bé bị nôn, quấy khóc, không chịu ăn và có biểu hiện hôn mê. Đi cấp cứu tại bệnh viện của thành phố rồi chuyển lên trung ương, bé được chẩn đoán ngộ độc vitamin A do dùng quá liều.

Chỉ dùng thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ

Theo tiến sĩ Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn các bậc cha mẹ đều có quan điểm sai lầm là dùng càng nhiều thuốc bổ càng tốt. Họ thường mua thuốc cho con uống theo lời mách, truyền miệng của đồng nghiệp, người quen chứ không theo đơn của bác sĩ.

“Có trường hợp bé phát bệnh, đi khám, phụ huynh vẫn còn khẩn khoản yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc bổ nhằm tăng sức đề kháng. Bác sĩ phải giải thích tác hại của việc lạm dụng thuốc bổ; nhưng cũng có trường hợp phụ huynh không nghe, lại bế con đến cơ sở y tế khác để được đáp ứng, thậm chí là tự mua thuốc về cho con uống kèm” - bác sĩ Thục kể.

Các chuyên gia y tế khẳng định, bất cứ loại vitamin hay thuốc bổ nào khi đưa vào cơ thể cũng phải theo chỉ định của bác sĩ và có tái khám để được theo dõi, điều chỉnh quá trình sử dụng. Thiếu hay thừa vitamin đều gây tác hại cho sự phát triển của trẻ. Quá trình tác động này thường âm ỉ kéo dài, chỉ đến khi trẻ phát bệnh nặng, phải tới khám tại các cơ sở y tế thì cha mẹ mới nhận biết.

Mỗi loại thuốc bổ có một tác hại khác nhau khi lạm dụng: Vitamin A gây ngộ độc, đau nhức xương, vitamin C gây sỏi thận, đau dạ dày, vitamin D gây lùn, co giật... Ngoài ra, thuốc bổ cũng có một số tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, chán ăn….

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại thuốc bổ không thể thay thế hoàn toàn cho vitamin và vi chất tự nhiên. Nguồn bổ sung các chất này an toàn, hiệu quả và rẻ nhất cho trẻ là thực phẩm. Tùy thuộc vào nhu cầu, lứa tuổi, cân nặng, mỗi bé có yêu cầu hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

Tuy nhiên, bữa ăn của bé, dù ở lứa tuổi hay cân nặng nào, cũng phải đủ thành phần: đạm, dầu, rau tươi, hoa quả và sữa. Nếu thực hiện chế độ ăn hợp lý thì không cần cho trẻ uống thuốc bổ.

Theo Báo Đất Việt

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo