- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những sai lầm khi cho bé uống thuốc
Ngại đưa bé đến bệnh viện mắt vì mất thời gian. Không ít bà mẹ dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây để tự mình ra hiệu thuốc mua thuốc chữa trị cho bé. Cách này rất không an toàn cho bé, vì nhiều bà mẹ đoán sai bệnh của con.
Phán đoán sai
Rất nhiều bệnh như: bệnh sởi, sởi cấp tính ở bé em, bệnh viêm màng não, viêm cơ tim do virus… có triệu chứng khởi đầu giống như là bị cảm, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của bé. Thậm chí nguy cơ tử vong của bé sẽ cao hơn nếu để quá lâu.
Dùng thuốc trùng lặp
Các loại dược phẩm trong thuốc cảm thường dùng đều chứa thành phần giảm đau hạ sốt, nếu dùng đi dùng lại sẽ dẫn đến dùng thuốc quá liều lượng, dễ gây ra các phản ứng không tốt, khống chế tái tạo máu. Vì vậy, trước khi cho bé uống cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng.
Phối hợp không đúng
Có một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé, nhưng nếu kết hợp uống với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt. Nói cách khác là kiêng kỵ khi phối hợp chúng với nhau. Ví dụ, thuốc kháng sinh nếu uống cùng với viên canxi hoặc viên sắt sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ của thuốc, giảm thấp hiệu quả kháng khuẩn. Vì vậy, trong thời gian uống thuốc kháng sinh nên tạm dừng uống viên canxi và viên sắt.
Dùng sai liều lượng
Đơn vị tính lượng thuốc, ví dụ như thuốc viên, thuốc nang thường có đơn vị là g, mg hoặc micro gam, còn các loại thuốc nước thì lấy ml làm đơn vị.
Liều lượng thuốc của bé em không được tính bằng viên đơn giản như người lớn, do cơ thể của bé em khác biệt rất lớn, lượng thuốc cần phải tính theo trọng lượng cơ thể. Trong chỉ dẫn đơn thuốc có lúc viết như thế này: mỗi kg trọng lượng uống bao nhiêu mg hoặc ml đều cần phải tính toán chính xác, nếu sai một mg thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Tự đi mua thuốc dễ gây ra sai lầm về liều lượng như trên.
Số lần sử dụng không đúng
Các loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và bài trừ đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau. Nếu không uống đúng số lần quy định, tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.
Thời điểm dùng thuốc không đúng
Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu.
Ví dụ, thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39oC thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiếng sau lại uống tiếp. Sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.
Không đủ liều dùng
Đa phần các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng cần phải uống liên tiếp trong vòng 1 tuần. Nếu không đủ liều dùng, có thể dẫn đến trình trạng bệnh tật kéo dài hoặc bệnh cũ tái phát.
Dùng nhầm thuốc người lớn
Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ rất cao, không thích hợp dùng cho bé em. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này, tùy tiện cho bé uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Lời khuyên của bác sĩ
Các phụ huynh hãy cẩn trọng, khi mua thuốc về nhà nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên vội vàng cho bé uống ngoại trừ đã quá hiểu rõ tính năng và liều lượng của thuốc. Tốt hơn hết là mang bé đến khám ở bệnh viện và làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, cho dù bệnh nhẹ hay nặng.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Chơi ngoài trời giúp ngăn ngừa bệnh cận thị (14:03:00 08/01/2009)
- Bỏng vì đắp gừng (13:41:00 07/01/2009)
- Bé cảm lạnh vì cha mẹ chủ quan (09:07:00 05/01/2009)
- Quá gần gũi con cũng gây bi kịch (07:40:00 05/01/2009)
- Thận trọng khi dùng thuốc chống ngạt mũi cho bé (09:22:00 31/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |