- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé cảm lạnh vì cha mẹ chủ quan
Sáng nào, anh Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng mặc cho con chiếc áo phao thật dày để đèo bé đến trường. Ông bố 'ngụy trang' cho mình kín mít nhưng không để ý cô con gái ngồi sau đang đầu trần, không khẩu trang, tóc bay phần phật và rúm người lại vì lạnh.
Liên tiếp 3 ngày như thế, có bà hàng xóm bắt gặp anh trên đường như vậy thì vội nhắc nhở: "Chú xem có mũ và khẩu trang thì đội cho cháu, chứ nó tím người ra rồi kìa".
Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan (Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, chính chị ngày nào cũng bắt gặp cảnh các phụ huynh sơ hở như vậy. Trong những ngày miền Bắc rét đậm này, các cháu thường được mặc áo quần rất ấm nhưng đầu không đội mũ, không đeo khẩu trang, quần thì co lên đến nửa ống chân.
Số bé nhập khoa hô hấp của Bệnh viện Xanh Pôn, Viện Nhi trung ương cũng tăng mạnh trong những ngày này vì các bệnh hen hay viêm đường hô hấp do lạnh... "Khoa hô hấp của Xanh Pôn có 83 cháu đang nằm, thì hơn một nửa phải chạy khí dung do hen nặng" - bác sĩ Lan cho biết.
"Một số phụ huynh sai lầm khi phòng lạnh cho bé ở chỗ, quần áo thì quá nhiều, đôi khi khiến bé đổ mồ hôi vì nóng nhưng phần quan trọng nhất là đầu, tai và chân thì lại không hề có bảo vệ. Do vậy, khi đi xe máy trong thời tiết lạnh, các cháu rất dễ mắc bệnh đường hô hấp" - chị nói thêm.
Cũng theo các bác sĩ, trong đợt rét đậm này, sáng và tối là hai thời điểm lạnh nhất, do vậy đèo bé đi xe máy khi đó cũng nguy hiểm nhất.
"Với bé nhỏ hơn 1 tuổi thì nên hạn chế đi ra ngoài trời. Với bé lớn hơn phải đặc biệt chú ý bảo hộ cho những phần cơ thể dễ bị phơi ra gió, như đội mũ kín tai, đeo khẩu trang và quàng khăn cho bé. Nên cho bé mặc quần chùng, để khi ngồi lên xe máy thì buông xuống là vừa kín" - bác sĩ Lan cho biết.
Gần đến Tết âm, các buổi lễ, tiệc tùng nhiều, vì thế bác sĩ khuyến cáo cha mẹ lưu ý không cho bé đi chơi quá nhiều, bởi bé sẽ mệt mỏi vì giờ giấc thay đổi, ăn uống thất thường, hoặc bị hít khói thuốc lá khi đến nơi đông người.
"Thống kê các năm cho thấy thường sau dịp Lễ, Tết số bé vào viện tăng vọt, vì thế cha mẹ hãy cân nhắc cho bé tham gia các dịp vui chơi một cách chừng mực" - bác sĩ Lan lưu ý.
Theo VnE
- Quá gần gũi con cũng gây bi kịch (07:40:00 05/01/2009)
- Thận trọng khi dùng thuốc chống ngạt mũi cho bé (09:22:00 31/12/2008)
- Các bệnh mùa đông hay gặp ở bé (11:07:00 29/12/2008)
- Gần Tết, cẩn thận bé bị bỏng (09:54:00 29/12/2008)
- Mất ngón tay vì nghịch ổ cắm điện (11:49:00 26/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |