- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé viêm họng không nên ngủ chung giường
Vì nhà cửa chật chội nên nhiều gia đình có thói quen cho các con ngủ chung giường, ngay cả khi có bé bị viêm họng, khụt khịt… Điều này có thể khiến các bé truyền bệnh cho nhau.
Theo GS.BS Phạm Nguyễn Vĩnh - Giám đốc Y khoa bệnh viện Tim Tâm Đức, Phó trưởng khoa nội trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, trong các tác nhân gây viêm họng, nguy hiểm nhất là bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Vì nó có nguy cơ dẫn tới biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.
Nếu một trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A mà cha mẹ không biết, vẫn cho con ngủ chung giường với những đứa trẻ không mắc bệnh, việc tiếp xúc quá gần gũi sẽ khiến những bé còn lại cũng có nguy cơ bị viêm họng do tác nhân này.
Để xác định viêm họng do tác nhân gì thì chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới xác định được. Do vậy, theo GS.BS Vĩnh, mọi người nên bỏ thói quen để 2-3 trẻ ngủ chung giường, nhất là khi có một trẻ bị viêm họng hay bất cứ bệnh lý đường hô hấp nào khác.
BS Vĩnh cho biết thêm, tại Việt Nam, căn bệnh hẹp van hai lá hậu thấp vẫn còn khá nhiều, có nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh thấp tim. Đây là một loại bệnh hay xảy ra ở các nước vùng nhiệt đới, các nước nghèo, còn rất hiếm gặp tại các nước phát triển.
“Nguyên nhân là do khi bị bệnh, cha mẹ thường tự mua thuốc cho trẻ uống nhiều khi không đúng bệnh, chữa không triệt để nên gây biến chứng thấp tim” - BS Vĩnh nói.
Vì thế, khi bé bị viêm họng hay bất cứ bệnh lý về đường hô hấp nào, cần phải điều trị sớm và triệt để, không nên cho tới lớp, tránh lây lan cho các bạn học khác. Tại gia đình cũng không nên cho trẻ bị bệnh tiếp xúc nhiều với các trẻ khác sẽ hạn chế lây lan bệnh hô hấp ra cộng đồng.
Theo Dân Trí
- 7 tác nhân làm hơi thở của bé 'có mùi' (10:08:00 24/10/2008)
- Phòng chống còi xương cho bé (14:06:00 23/10/2008)
- Khi bé nhiễm giun kim (15:52:00 17/10/2008)
- Chăm sóc bé sốt mọc răng (09:21:00 13/10/2008)
- Bệnh tăng động giảm chú ý (16:23:00 11/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |