- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh tăng động giảm chú ý
Nhiều bà mẹ sợ vì con không nói nhưng chị Hương (Đông Anh, Hà Nội) lại lo lắng vì cậu con trai 4 tuổi nói nhiều quá, luôn miệng, như cái loa phóng thanh. Theo các chuyên gia, đây cũng có thể là chứng rối loạn tâm lý.
Chị Hương cho biết, đi nhà trẻ cháu toàn bị cô giáo nhắc nhở vì nói chuyện nhiều, hay giật đồ chơi, đánh bạn. Chị nghĩ điều đó cũng bình thường, là con trai nên có lẽ cháu hiếu động và nghịch quá.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Lã Thị Bưởi (phòng khám Tuna, Hà Nội) thì trường hợp của con chị Hương có thể là biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, tức là tăng cường các hoạt động một cách thái quá.
Đây là bệnh khá phổ biến, tại Việt Nam cứ 100 cháu thì có khoảng 3-5 cháu mắc bệnh này. Phần lớn phụ huynh đều không ý thức được bé bị những rối loạn về tâm lý, mà cho rằng con mình chỉ quá hiếu động.
Ngoài biểu hiện nói nhiều, bé mắc bệnh này thường hoạt động quá mức so với bé cùng lứa tuổi, chạy nhảy liên tục, kéo bàn, kéo ghế, chui vào gầm bàn, bảo xếp hàng thì lúc nào cũng nhảy tưng tưng, không chịu đứng yên..., dù đã được yêu cầu là phải ngồi yên.
Chúng thường có cảm xúc không ổn định, dễ phát cơn cáu giận, bực tức vì những lý do không đáng kể, chỉ một kích thích nhỏ nhưng bé cũng phản ứng rất mạnh: đập phá đồ đạc, la hét om sòm, thậm chí là có hành vi gây gổ.
Những bé này thường bị bạn bè cô lập, tránh mặt không muốn chơi vì chúng hay trêu ghẹo, giật đồ chơi, đánh bạn... Chúng không hề nhận thức được hành vì của mình là sai trái, thích làm gì thì làm, quậy phá cũng không biết thế nào là nguy hiểm, vì thế dễ bị tai nạn.
Bác sĩ Bưởi cũng cho biết, điều đó không có nghĩa là bất cứ bé nào nói nhiều, nghịch quá cũng mắc bệnh. Sự khác biệt giữa bé mắc chứng tăng động giảm chú và bé bình thường là sự thiếu tổ chức, vô kỷ luật, không biết thế nào là nguy hiểm, không biết thế nào là đúng, là sai.
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến quan hệ xã hội mà việc học hành của bé bị tăng động giảm chú ý cũng kém vì thiếu sự tập trung, không làm gì đến nơi đến chốn. Nếu yêu cầu bé vẽ một bức tranh gia đình, chúng chỉ vẽ nguệch ngoặc mấy cái đầu người, rồi lại bỏ đấy đi làm việc khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này ở bé con nhỏ, có thể là di truyền, hay những tổn thương não trong thời kỳ bé đang phát triển hoặc thời kỳ phôi thai: nhiễm độc, nhiễm trùng, đẻ khó... Ngoài ra có thể do những nhân tố tâm lý xã hội như gia đình không hoàn thiện, cha mẹ ly dị, ly thân, bố nghiện rượu, ma túy, hay đánh đập mẹ...
Những bé này cần được trị liệu về tâm lý, nó có thể kéo dài vài tháng, cũng có thể vài năm, cần sự kiên trì của cha mẹ. Bên cạnh đó gia đình cần phối hợp với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé có những hành vi thái quá, cải thiện môi trường sống của bé.
Bị bạn bè xa lánh, người lớn ghét vì quậy phá quá mức, bé có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm, dẫn đến những rối loạn về cảm xúc. Lớn lên có thể có những hành vi chống đối như đua đòi, phạm pháp... Vì thế, theo bác sĩ Bưởi cha mẹ cần nhận thức rõ những hành vi của bé, nếu thấy bé có những hành động thái quá, kéo dài từ 6 tháng trở lên thì nên đưa con đi khám tâm lý.
Theo VnExpress
- Lau mát hạ sốt cho bé tại nhà (07:13:00 08/10/2008)
- Để răng bé không mọc lung tung và xỉn màu (08:24:00 07/10/2008)
- Kinh nghiệm chăm con lúc giao mùa (15:16:00 04/10/2008)
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm (11:38:00 01/10/2008)
- Các bệnh hô hấp, tiêu chảy tăng do thời tiết (13:10:00 30/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |