Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khi bé nhiễm giun kim

15:22:50 17/10/2008
Nhiễm giun kim là loại phổ biến nhất trong số những bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Các bé trước và trong lứa tuổi đến trường là đối tượng nhiễm giun kim nhiều nhất.

Sự lây lan của bệnh nhiễm giun kim

Bé thường mắc bệnh này khi bị trứng có ấu trùng giun kim thâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.

Trứng giun có thể bám dính ở một số nơi như sau: khăn trải giường, khăn tắm, quần áo (đặc biệt là quần áo lót), đồ chơi, bồn cầu, đồ dùng trong nhà vệ sinh, thức ăn, cốc uống nước, bát, đũa, thìa, bàn ăn ở trường…

Khi bé ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa; trứng giun bám vào tay bé. Bé mút tay hoặc bốc thức ăn, trứng giun sẽ theo vào miệng rồi tới dạ dầy.

 

Trứng giun trôi theo đường tiêu hóa, nở ở ruột non. Từ đây, ấu trùng giun kim tiếp tục “cuộc hành trình” đến ruột già, nơi chúng sinh sống như những con vật ký sinh (cắm đầu vào thành ruột và hút chất dinh dưỡng).

Khoảng 2-4 tuần sau khi nhiễm phải trứng giun, giun kim trưởng thành bắt đầu di cư từ ruột già đến khu vực trực tràng. Tại đây, chúng sẽ đẻ trứng, gây ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.

Khi bé gãi chỗ ngứa, trứng giun lại bám vào móng tay bé. Trứng giun kim lại tiếp tục “chu du” qua những vật trung gian trước khi xâm nhập vào cơ thể ai đó. Trung bình, trứng giun có thể sống ngoài môi trường từ 2-3 tuần.

Lưu ý: Các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo) không phải là “trung gian” truyền bệnh giun kim.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Khi mới bị nhiễm giun kim, bé sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Sau một thời gian (thường 1-2 tháng) bé mới bắt đầu có triệu chứng ngứa ở vùng hậu môn.

Sự ngứa ngáy sẽ tăng lên vào ban đêm, do giun kim chui ra và đẻ trứng vào thời điểm này. Nếu bé gãi chỗ ngứa quá mạnh, bé có thể bị chàm ezema hay nhiễm trùng vùng hậu môn.

Ở bé gái, giun kim còn có thể chui vào âm đạo; gây bứt rứt, khó chịu, nghiến răng vào ban đêm và nặng hơn là viêm nhiễm.

Bạn có thể nhìn thấy giun kim sau khi bé đi toilet, hay ở trong quần lót của bé vào buổi sáng. Trông chúng như những sợi chỉ màu trắng và nhỏ xíu.

Điều trị bệnh nhiễm giun kim

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được liều điều trị giun kim phù hợp nhất. Không nên tự ý cho bé uống thuốc tẩy giun tại nhà.

Bác sĩ có thể kê cho bé một loại thuốc kem bôi vùng hậu môn để giảm bớt sự ngứa ngáy khó chịu (những cơn ngứa này vẫn có thể kéo dài sau 1 tuần uống thuốc).

Tất cả quần áo và những đồ dùng là “trung gian” lây truyền bệnh giun kim nên được giặt giũ, vệ sinh định kỳ; phòng tránh lây lan và tái phát bệnh.

Bé có thể bị đái dầm trong thời gian nhiễm giun kim (do giun kích thích đường tiết niệu). Khi đó bạn nên cho bé đi khám bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc rửa hậu môn cho bé theo y học cổ truyền như sau: 2-3 lá trầu giã nát, phèn chua một ít; pha vào một ít nước sôi. Khi hỗn hợp còn âm ấm, bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tránh việc trứng tái phát triển (Theo Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Phòng tránh bệnh

- Rửa tay cho con sau khi đi vệ sinh, chơi đùa ngoài trời và trước khi ăn.

- Tắm rửa và thay đồ lót cho con hàng ngày.

- Cắt móng tay thường xuyên và giữ cho sạch sẽ.

- Khuyên bé không nên gãi chỗ ngứa, không cắn móng tay.

- Lau nhà hàng ngày, nhất là khu vực bé hay chơi.

- Nếu bé bị nhiễm giun, cả nhà cũng nên được uống thuốc tẩy giun để phòng ngừa bệnh tái phát.

Diệu Linh (Theo Kidshealth)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo