- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Kinh nghiệm chăm con lúc giao mùa
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đầu buổi tối hoặc lúc bắt đầu ngủ, thời tiết có thể vẫn nóng, cha mẹ không nghĩ đến việc đắp chăn (việc dùng chăn lúc này cũng không nên vì bé sẽ toát mồ hôi, dẫn đến cảm hay viêm đường hô hấp). Nhưng đến đêm, trời sẽ lạnh thực sự và bé sẽ dễ ốm, nhất là nếu phụ huynh vẫn để quạt hay điều hòa.
Do đó, theo các chuyên gia, bé đi ngủ hoặc ra đường vào buổi tối nên được mặc quần áo dài tay, che kín ngực và bụng. Những bé yếu nên quàng thêm khăn ở cổ, thậm chí đi tất mỏng nếu trời lạnh.
Lúc mới đi ngủ, bạn vẫn có thể bật quạt và điều hòa nếu thấy nóng, nhưng đến đêm thì cần tỉnh ngủ để đắp chăn mỏng cho con và điều chỉnh lại nhiệt độ thích hợp. Bé còn nhỏ thường hay đạp tung chăn nên cha mẹ cần để ý thường xuyên.
Chị Nguyễn Thị Thủy (Thạch Thất, Hà Nội): Mẹ không đắp chăn khi ngủ
Vào ban đêm, tôi thường không đắp chăn để khi trời trở lạnh sẽ tỉnh giấc để dậy kiểm tra xem con thế nào. Nếu mẹ đắp chăn sẽ ngủ ngon quá, dễ bỏ quên con nằm lạnh một mình. Nếu trời trở lạnh, tôi thường dậy đắp chăn mỏng cho con. Một chiếc chăn đắp ngang phần bụng, một chiếc đắp ở phần chân. Như vậy bé có trở mình thì cũng không bị tuột chăn ra ngoài.
Chị Nguyễn Thị Ánh (Ban Tuyên giáo T.Ư): Học hỏi kinh nghiệm để phòng tránh bệnh cho con
- Tôi thường để điều hòa nhiệt độ là 27ºC, nếu nằm quạt thì bật số nhẹ. (Không để máy lạnh thổi hơi lạnh trực tiếp vào mũi của bé - tức là không gắn máy lạnh đối diện mặt của bé).
- Ban ngày, tôi rặn bà nội phòng mở cửa thông thoáng, nếu có cửa sổ có ánh nắng vào càng tốt, vì đóng cửa cả ngày, không khí không lưu chuyển.
- Gia đình tôi hay vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Bình thường thì 45-60 ngày/1 lần (vừa bảo quản máy và tránh vi khuẩn tồn đọng).
- Mỗi sáng trước khi bé dậy, tôi mở cửa phòng thông thoáng trước 10 phút. Mới ngủ dậy, tôi không cho bé bước từ trong phòng có máy lạnh ra ngoài ngay.
- Đêm, bé phải uống nước, tôi thường dùng nước ấm.
Để tránh tiêu chảy do rotavirus
Đây cũng là bệnh phổ biến trong thời tiết này. Lời khuyên của các chuyên gia là:
Ngoài việc giữ sức khỏe tổng lực cho con bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cha mẹ phải chú ý khâu vệ sinh thân thể và ăn uống, bởi virus gây bệnh này lây qua đường miệng. Nếu bé đã bị bệnh, nên cách ly với những cháu bé khác, tránh để phân dây ra tay và các vật dụng.
Lời khuyên chung
Khi bé bị viêm đường hô hấp hay tiêu chảy, cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh hay các thuốc cầm ho, cầm đi ngoài. Nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn.
Tốt nhất là cha mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho bé bằng những biện pháp đơn giản như:
- Chú ý giữ nhiệt độ phù hợp cho bé, không để bé tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột;
- Bé ở lứa tuổi mẫu giáo hoặc đã đi học, nếu thấy có biểu hiện cúm thì nên cho nghỉ học một vài ngày, tránh lây lan ra các bạn xung quanh.
Theo Báo Đất Việt / Gia Đình & Xã Hội
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ ốm (11:38:00 01/10/2008)
- Các bệnh hô hấp, tiêu chảy tăng do thời tiết (13:10:00 30/09/2008)
- Khi con dậy thì sớm (14:23:00 29/09/2008)
- Không nên cho bé dưới 3 tuổi hút trà sữa trân châu (11:22:00 24/09/2008)
- Sờ 'chim' bé - trò đùa tai hại (07:50:00 23/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |