- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Giải đáp về tiêm chủng
Hỏi: Tại sao con tôi cần phải tiêm chủng?
Đáp: Tiêm chủng là một thành tựu lớn của y học trong thể kỷ 20, nhờ chương trình tiêm chủng mà chúng ta đã giảm hẳn tỷ lệ tàn tật hoặc tử vong ở bé em do bệnh tật. Có thể nói, việc tiêm chủng đã cứu sống được hàng triệu người trên thế giới.
Hỏi: Tôi từng nghe nói có một số trường hợp bé có những phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin. Vậy các vắc xin tiêm chủng có an toàn cho con tôi hay không?
Đáp: Tất cả các vắc xin khi được cấp phép tiêm cho bé đều được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn. Thế nhưng, không riêng gì vắc xin, nếu ta đưa bất cứ một chất lạ vào cơ thể thì nguy cơ xảy ra sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra, nhưng với một tỉ lệ vô cùng hiếm (khoảng 1-2 trường hợp trên 1 triệu bé được tiêm ngừa). Một số phản ứng nhẹ có thể gặp như sưng, đỏ nơi tiêm, bé sốt, quấy có thể gặp thường hơn và thường tự khỏi sau một vài ngày.
Hiện nay, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho các cháu khi đến tiêm chủng, Bộ Y tế đã qui định các bé được tiêm phải ở lại để được theo dõi trong vòng 30 phút sau khi tiêm nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nặng nếu có. Vì vậy, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm ngừa với những rủi ro rất thấp có thể xảy đến khi tiêm, các bà mẹ vẫn nên cho bé đi tiêm ngừa đầy đủ và tuân thủ các qui định theo dõi của cơ sở y tế.
Hỏi: Trong thời gian 30 phút sau tiêm, tôi phải theo dõi những dấu hiệu gì?
Đáp: Sau khi tiêm ngừa cho bé, người nhà nên quan sát các dấu hiệu sau:
- Bé có tỉnh táo, chơi đùa bình thường không?
- Sắc mặt bé có tím tái hoặc nhợt nhạt không?
- Bé có thở bình thường không?
- Tay chân bé có lạnh không? Da có nổi bông hay không?
- Bé có nổi sẩn đỏ hay không?
Nếu có một trong những dấu hiệu trên, hoặc bất cứ triệu chứng gì khác thường gây lo lắng cho người nhà, thì nên báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử trí.
Hỏi: Thời gian qua tôi có đưa con đi tiêm ngừa một số bệnh, nhưng đến những mũi tiêm tiếp theo thì hết thuốc nên cháu đã không hoàn thành các mũi tiêm đúng theo lịch, như thế có ảnh hưởng gì không? Có làm mất tác dụng của thuốc hay không?
Trả lời: Thông thường, lý tưởng nhất vẫn là cháu bé được tiêm đúng theo lịch đã qui định để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé bị trễ mũi tiêm như hết thuốc, không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm, người nhà quên đưa bé đi tiêm…thì các mũi tiêm sau vẫn được thực hiện tiếp chứ không cần phải tiêm lại từ đầu mà vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ.
Hỏi: Những trường hợp nào phải hoãn tiêm ngừa ở bé?
Đáp: Trước khi được tiêm, các bé đều được bác sĩ thăm khám và hỏi tiền sử bệnh để quyết định xem bé có đủ điều kiện để tiêm ngừa hay không. Những trường hợp chắc chắn phải hoãn tiêm bao gồm: bé đang sốt cao, bé đang có bệnh cấp tính nặng hay trung bình, bé có tiền căn dị ứng với các thành phần của thuốc, bé đang điều trị corticoid liều cao kéo dài. Ngoài ra, một số trường hợp như viêm hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tiền căn dị ứng không rõ…thì sẽ được cân nhắc về chỉ định tiêm ngừa
Hỏi: Tôi nghe nói những đứa bé mới sanh thường có nhiều kháng thể tự nhiên trong cơ thể, điều đó có đúng không? Nếu đã có kháng thể rồi thì có cần tiêm ngừa nữa không?
Đáp: Đúng là khi sinh ra bé sẽ được nhận một số kháng thể tự nhiên từ người mẹ để được bảo vệ trong những tháng đầu đời. Ví dụ như lúc nhỏ người mẹ bị bệnh sởi thì cơ thể mẹ sẽ có kháng thể chống lại vi rút sởi, và mẹ sẽ truyền nó cho con. Tuy nhiên, đây chỉ là miễn dịch thụ động (kháng thể không do cơ thể tự sinh ra) nên sẽ không bền, vì thế theo thời gian những kháng thể này sẽ mất đi nên bé vẫn phải được tiêm ngừa đầy đủ.
Theo Bệnh Viện Nhi Đồng
- Chữa đái dắt cho bé (16:28:00 12/06/2008)
- Dấu hiệu mắt bé ‘kém’ (14:41:00 12/06/2008)
- Cung cấp canxi cho bé dưới 5 tuổi (13:53:00 12/06/2008)
- Miền Bắc bắt đầu mùa viêm não (10:35:00 12/06/2008)
- Lưu ý khi dùng thuốc dạng siro (16:37:00 11/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |