- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh từ chó mèo
Hiện nay, trong nhiều gia đình, chó, mèo, thậm chí là chuột... đã trở thành thú cưng của trẻ nhỏ. Thế nhưng, dù có được vệ sinh sạch sẽ đến mấy, những con vật cưng này vẫn mang trong mình vô số mầm bệnh...
Nhiễm giun sán vì... “thơm” vật yêu
Bé Bi ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội được ông bà nội tặng cho chú chó xù xinh xắn vào dịp sinh nhật tròn 6 tuổi. Từ hôm đó, cứ đi học về đến nhà là bé cả ngày quanh quẩn quanh chú chó, đêm ngủ cũng nằng nặc đòi được ôm ngủ.
Bé Bi yêu chó cún đến nỗi đêm nào trước khi đi ngủ bé cũng thơm và chúc cún cưng ngủ ngon. Được một thời gian, bé Bi bỗng nhiên hay bị đau bụng và tiêu chảy. Mẹ bé tưởng do thức ăn nên điều chỉnh sang loại thực phẩm khác, nhưng chứng đau bụng của bé Bi vẫn không thuyên giảm.
Đến bệnh viện khám, cả nhà mới hốt hoảng khi bác sĩ bảo bé bị nhiễm sán chó. Thì ra, chú chó cưng ở nhà đã bị nhiễm sán mà không ai hay, truyền sang bé bệnh sán chó. Đốt sán già tự bò ra ngoài hậu môn hoặc theo phân ra ngoài, phát tán trong đất bụi.
Bất kỳ chú chó, mèo nào khác nuốt phải trứng sán này thì tiếp tục trở thành nạn nhân và là mầm bệnh lây lan sang con người. Người khoẻ mạnh mà vuốt ve, hôn hít chó nhiễm sán rồi cầm thức ăn thì đã vô tình tự đưa trứng sán vào cơ thể. Trứng sán vào ruột người, sẽ phát triển thành sán trưởng thành gây đau bụng, tiêu chảy.
TS Khu Thị Khánh Dung (PGĐ viện Nhi TƯ) cảnh báo, thói quen tai hại của những người nuôi thú cảnh là cho các thú yêu ngủ chung giường mà không biết rằng khi chó, mèo bị nhiễm giun sán, trứng giun hoặc ấu trùng sán rơi ra giường sẽ lây sang người và gây bệnh.
Khi âu yếm, hôn hít chúng, chính là tạo cơ hội lây bệnh cho mình. Có những con vật cưng nhìn bề ngoài hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng thực ra chúng đang trong thời gian ủ bệnh, quá trình này có khi kéo dài hàng tháng, hàng năm nên tỉ lệ nhiễm bệnh sang người càng cao.
TS Dung cho biết: “Loài giun sống ký sinh trong cơ thể chó, mèo, chim cảnh như giun đũa, giun móc, giun kim. Sau khi xâm nhập cơ thể người vì không thích ứng với môi trường mới nên chúng vẫn chỉ ở dạng ấu trùng và di chuyển khắp nơi trong cơ thể, gây bệnh cục bộ các cơ quan”. Sự di chuyển của ấu trùng ký sinh có thể gây nên các bệnh về da gây mẩn ngứa. Nếu nhiễm giun kim từ chó hoặc mèo thì có thể dẫn đến bệnh về nội tạng, thường là ảnh hưởng đến phổi.
Nhẹ hơn là mắc các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, nổi mẩn đỏ như trường hợp chị Nguyễn Thu L (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đến bệnh viện trong tình trạng nổi mẩn, ngứa toàn thân. Trước đó, chị mua kem chống ngứa về bôi nhưng không khỏi, vết ngứa lại tiếp tục lan rộng. Chị lại tưởng bị dị ứng và tiếp tục mua thuốc uống và kem bôi chống dị ứng, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Một hôm chị tá hoả khi thay quần áo phát hiện ra một con bọ chó đang bò lổm ngổm trong rốn nên chạy vội đến bác sĩ khám và xin tư vấn.
Thủ phạm là “mẹ con nhà mèo”
Bé Nguyễn Thị Phương 3 tuổi ở xóm Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cấp cứu tại bệnh viện huyện trong tình trạng khó thở, da mặt tím tái.
Cấp cứu bé qua cơn nguy kịch, các bác sĩ chỉ định đưa bé lên tuyến trên để khám làm rõ căn nguyên khiến bé khó thở trong khi trước đó bé hoàn toàn khoẻ mạnh.
Sau nửa ngày cho bé nhập viện tuyến trên và được các bác sĩ khám kỹ, mẹ bé mới ngã ngửa khi bác sĩ bảo con chị bị khó thở là do lên cơn hen cấp tính. Thủ phạm gây bệnh chính là lông của con mèo xinh xắn vừa đẻ một lứa ba con ở nhà. Từ ngày có mèo con, bé Phương suốt ngày bế ẵm trên tay, lúc đi ngủ cũng tha một chú mèo con lên nằm cùng. Lông mèo bị rụng dính trên gối, chăn, bé hít vào suốt một thời gian nên bị lên cơn hen.
Bác sĩ bệnh viện Nhi cho biết, trong số các ca nhi cấp cứu tại bệnh viện, cá biệt có cháu bé gần 4 tuổi bị viêm hạch do bọ mèo. Nhiều trường hợp có khi chỉ do một vết cào xước của móng mèo lên cánh tay, bé cũng hoàn toàn có thể bị lây virus rồi hạch nổi toàn thân, hạch nhỏ đau. Xét nghiệm máu tăng bạch cầu đơn nhân và Limpho.
Trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thị Mai ở xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội thì lại bị mọc những mụn nhỏ đầy mủ ở những chỗ bị mèo cào xước; vết thương gây đau đớn cho bé và sau 7 ngày thì bắt đầu sưng phồng. Một số trường hợp khác thì các hạch bạch huyết thuộc vùng vết thương có thể viêm, sưng do mọng mủ, thậm chí bị áp xe nặng. Có những bé còn bị sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể có cảm giác ớn lạnh, người uể oải và mệt mỏi. Sau 2-3 tuần, thậm chí vài tháng mới khỏi.
Thai nhi cũng có thể bị ký sinh trùng làm ổ kén
Vật cưng cũng phải... tẩy giun sán Các chuyên gia về thú y khuyên rằng nếu nuôi chó, mèo trong nhà thì phải tắm cho chúng từ 1-2 lần/tuần bằng loại dầu tắm riêng, nhưng không nên dùng chất tẩy rửa mạnh làm mất đi chất gây mượt lông vốn là lớp bảo vệ tự nhiên của các con vật. Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine từ khi chúng được 2 tháng tuổi. Quan trọng nhất là phải tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần... Sau khi bế chó, mèo, nên rửa tay, thay quần áo rồi mới ăn. Đặc biệt không nên ngủ chung với chúng, nhất là các bé.
Theo các bác sĩ, căn bệnh mà chó, mèo gây ra được chia thành 3 nhóm: Nhóm bệnh do virus là bệnh viêm gan, xoắn khuẩn; nhóm bệnh do vi khuẩn là viêm phổi phế quản, viêm bàng quang; Nhóm bệnh do ký sinh trùng gây nên bệnh ghẻ lở, giun, sán...
Nghiêm trọng nhất là ký sinh trùng Toxoplamas Gondii có rất nhiều trong ruột của mèo có thể gây bệnh Toxoplamas ở người. Trong chu kỳ sống của ký sinh trùng ở trong ruột mèo, các giao tử tạo thành bọc trong thành ruột và được bài tiết theo phân ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy, một con mèo có thể bài tiết 100 triệu ký sinh trùng/ ngày.
Chỉ cần sờ, vuốt ve vào lông mèo hoặc thậm chí chỉ cần mang đổ hộp rác của mèo cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng nguy hiểm này. Sau khi tiếp xúc các noãn bào ký sinh trùng qua tay, dính vào thức ăn, đưa vào ruột, sau đó noãn bào tiến hóa thành thoa trùng.
Thoa trùng Toxoplasma có thể tạo thành các ổ kén ở các hạch, võng mạc mắt, trong cơ tim, viêm phổi kẽ, kén ở hệ thần kinh trung ương. Những phụ nữ mang thai đặc biệt càng nguy hiểm nếu nhiễm ký sinh trùng này vì chúng có thể truyền qua nhau thai sang thai nhi khiến thai nhi cũng bị mắc bệnh.
Chưa kể, chó mèo hay bị bệnh hắc lào do nấm Tinea Ciroinata dễ lây sang người do tiếp xúc. Trong nước dãi, phân, lông của chim chóc có chứa một số chất kháng nguyên, người quá nhạy cảm, hay bị dị ứng, khi hít những kháng nguyên này dễ mắc bệnh ho, viêm phổi. Phổ biến nhất là viêm mũi dị ứng, mũi ngứa ngáy khó chịu, hắt hơi liên tục, ngạt mũi, chảy nước mắt, nhức đầu do lông của vật nuôi.
Một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà việc nuôi chó cưng trong nhà là bệnh dại. Theo điều tra, 15 - 30% chó khỏe mạnh có mang vi khuẩn bệnh dại nên nguy cơ lên cơn dại có thể đến bất kỳ lúc nào với ngay cả những chú chó khoẻ mạnh nhất.
Vệ sinh phòng bọ, ve, ghẻ
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng trên cơ thể vật nuôi kéo dài trong khoảng 3 tuần. Vì vậy, không nên để vật nuôi bẩn, ướt át, phải làm vệ sinh thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển của vi trùng gây bệnh, vì trên cơ thể của mèo, chó thường có bọ, ve, ghẻ cư trú. Những con bọ từ chó mèo nhảy sang cơ thể người khiến con người bị dị ứng xuất hiện những nốt sần đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Theo bác sĩ thú y, các chủ nhà nuôi vật cưng không nên chỉ chú trọng đến tiêm phòng dại cho vật nuôi mà nên quan tâm nhiều hơn đến việc tiêm phòng để tránh xuất hiện ký sinh trùng gây bệnh cho người ký sinh trên vật nuôi.
Thậm chí, trong những trường hợp đặc biệt vật cưng trong nhà còn có thể gây bệnh sốt ngủ cho con người. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì nó khiến con người bị ngủ li bì dẫn tới hôn mê sâu và có thể tử vong sau đó.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thú y, khi vật nuôi có các biểu hiện bệnh như rụng lông vào mùa hè, mùa thu, vật cưng bị ngứa ngáy đến mức phải rụi người vào tường thì phải cho vật nuôi đi khám ngay. Nếu bệnh nặng hơn, cơ thể vật cưng sẽ sưng tấy, chảy dịch, thậm chí bị viêm da khiến da đóng vảy sừng và bong ra từng mảng. Nếu bị nhiễm nấm thì da vật nuôi sẽ xuất hiện nhiều vết loét ngoài da.
“Dù bất kỳ biểu hiện nhỏ nào của các căn bệnh trên, hãy đưa vật nuôi đi khám, điều trị, nhất là khi vật nuôi bị rụng nhiều lông, đặc biệt nguy hiểm cho nhà có trẻ con”, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, phòng khám hen, khuyên. Đồng thời, nếu nuôi vật cưng trong nhà thì hãy giữ môi trường xung quanh vật nuôi không bị ẩm ướt cũng góp phần tránh được nguy cơ xuất hiện ký sinh trùng và các bệnh khác.
Theo Giadinh.net.vn
- Khi có con bị tự kỷ (10:43:00 09/06/2008)
- Vào 'mùa rôm sảy' (08:31:00 09/06/2008)
- Đồ hộp lợi và hại (16:51:00 07/06/2008)
- Thói quen làm hỏng răng bé (P1) (14:17:00 07/06/2008)
- Cho bé dùng đồ hộp đúng cách (10:54:00 07/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |